Van mieu tran bien
Chia sẻ bởi đào trang huyền trân |
Ngày 12/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: van mieu tran bien thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình của
nhóm 1
Lớp ĐH Tiểu học B K2
Đề tài: Văn Miếu Trấn Biên
Văn miếu Trấn Biên
LỊCH
SỬ
KIẾN TRÚC
1.
LỊCH
SỬ
- Năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên.
- Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, chép:
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
1.1 Xây dựng
Ngoài vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824.
1.2 Trùng tu
Lần thứ nhất
vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu.
Lần thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852).
1.3 Được khôi phục
- Vào năm 1861, thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam kì đánh chiếm Biên Hòa, cho tàn phá văn miếu Trấn Biên.
- Vào ngày 9/12/1998, Văn miếu Trấn Biên đã được khởi công xây dựng lại; khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002).
- Văn Miếu Trấn Biên là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.
- Với các công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.
2. Kiến trúc
- Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men), những lầu bia uy nghi tráng lệ.
- Văn Miếu Môn (Cổng Văn miếu): Với kết cấu lầu gác, đây là lối đi chính dẫn vào khu thờ tự bên trong.
- Nhà Bia: Gồm 8 phần, mỗi phần 10 câu, được khắc trên hai mặt bia đá. Khái quát truyền thống văn hóa, giáo dục, thể hiện khát vọng của dân tộc và của nhân dân Đồng Nai.
- Khuê Văn Các: là nơi để các nhà văn, nhà thơ, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các vị lãnh đạo cao cấp đến thuyết trình, hội thảo về các vấn đề văn hóa, giáo dục, văn chương, bàn luận chuyện quốc kế dân sinh.
Đại Thành Môn
Lớp cổng của sự thành đạt lớn lao. Các nho sĩ ngày xưa khi đi thi đạt được trình độ học vấn uyên thâm thì sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này vào khu thờ tự bên trong.
Nhà thờ Đức Khổng Tử
Ngày nay, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cũng đưa vào thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng từ ngoài vào nhằm thể hiện hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, tôn trọng tri thức.
- Bái Đường (Nhà thờ chính): xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối như:
Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
Đời đời sĩ khí nối tam gia.
- Ở đây có tấm bia lớn khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
+ Gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.
+ Gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quí Đôn..
+ Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
* Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18kg đất và 18 lít nước mang từ đền Hùng, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
+ Phía trước hai bên nhà thờ chính: Là Nhà văn Vật Khố - nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm.
Đăng đối hài hòa với Nhà Văn vật khố là Nhà Thư khố - nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo ... viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay.
- Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai.
- Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ...
Cám ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
đến với bài thuyết trình của
nhóm 1
Lớp ĐH Tiểu học B K2
Đề tài: Văn Miếu Trấn Biên
Văn miếu Trấn Biên
LỊCH
SỬ
KIẾN TRÚC
1.
LỊCH
SỬ
- Năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên.
- Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, chép:
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
1.1 Xây dựng
Ngoài vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824.
1.2 Trùng tu
Lần thứ nhất
vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu.
Lần thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852).
1.3 Được khôi phục
- Vào năm 1861, thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam kì đánh chiếm Biên Hòa, cho tàn phá văn miếu Trấn Biên.
- Vào ngày 9/12/1998, Văn miếu Trấn Biên đã được khởi công xây dựng lại; khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002).
- Văn Miếu Trấn Biên là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.
- Với các công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.
2. Kiến trúc
- Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men), những lầu bia uy nghi tráng lệ.
- Văn Miếu Môn (Cổng Văn miếu): Với kết cấu lầu gác, đây là lối đi chính dẫn vào khu thờ tự bên trong.
- Nhà Bia: Gồm 8 phần, mỗi phần 10 câu, được khắc trên hai mặt bia đá. Khái quát truyền thống văn hóa, giáo dục, thể hiện khát vọng của dân tộc và của nhân dân Đồng Nai.
- Khuê Văn Các: là nơi để các nhà văn, nhà thơ, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các vị lãnh đạo cao cấp đến thuyết trình, hội thảo về các vấn đề văn hóa, giáo dục, văn chương, bàn luận chuyện quốc kế dân sinh.
Đại Thành Môn
Lớp cổng của sự thành đạt lớn lao. Các nho sĩ ngày xưa khi đi thi đạt được trình độ học vấn uyên thâm thì sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này vào khu thờ tự bên trong.
Nhà thờ Đức Khổng Tử
Ngày nay, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cũng đưa vào thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng từ ngoài vào nhằm thể hiện hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, tôn trọng tri thức.
- Bái Đường (Nhà thờ chính): xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối như:
Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
Đời đời sĩ khí nối tam gia.
- Ở đây có tấm bia lớn khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
+ Gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.
+ Gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quí Đôn..
+ Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
* Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18kg đất và 18 lít nước mang từ đền Hùng, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
+ Phía trước hai bên nhà thờ chính: Là Nhà văn Vật Khố - nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm.
Đăng đối hài hòa với Nhà Văn vật khố là Nhà Thư khố - nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo ... viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay.
- Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai.
- Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ...
Cám ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: đào trang huyền trân
Dung lượng: 1,59MB|
Lượt tài: 2
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)