Van hoc viet nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Trang |
Ngày 12/10/2018 |
83
Chia sẻ tài liệu: van hoc viet nam thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
NHẠC TÍNH TRONG THƠ VÀ THƠ PHỔ NHẠC
Hành trình vào cõi thơ là một hành trình vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn , nơi ẩn chứa những tình cảm thiêng liêng sâu kín nhất. Ngôn ngữ của thơ có thể ẩn trong văn , nhạc và hội họa . Nhưng nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác , khác hơn so với những thể loại khác mà chỉ có những tâm hồn thơ mới có thể cảm nhận được. Có thể nói rằng , nhạc tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên giá trị của thơ , khiến cho thơ đi sâu vào tâm hồn người đọc . Cũng bởi lẽ đó mà thơ được nhận định là nhạc điệu của tâm hồn .
Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu .
Thơ là nhạc điệu của tâm hồn, đặc biệt là những tâm hồn đa cảm . Nhạc tính trong thơ được tạo nên bởi âm thanh , nhịp điệu , từ ngữ , thanh điệu …. Phù hợp với nội dung tư tưởng và nội dung được biểu đạt . Một bài thơ không thể nói là hay nếu thiếu hẳn nhạc tính. Nhưng cũng cần đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa nhạc và thơ , tránh sự thiên lệch , nếu không sẽ dễ rơi vào hai trạng thái hoặc quá khô khan hoặc quá tràn trề cảm xúc làm mất đi nội dung quan trọng . Không có nhạc bài thơ thiếu hẳn sự hấp dẫn , khó có thể sâu sắc , khó gợi được liên tưởng sâu sắc và cũng chẳng thể chạm tới tâm hồn người đọc . Ngay từ khi ra đời , thơ đã khẳng định sức mạnh và giá trị thực thụ của mình qua những âm vần du dương dễ đọc dễ nhớ , để rồi khắc sâu trong tâm hồn người đọc ở những buổi đầu khi văn tự chưa hình thành như những điệu hát ru , những câu ca dao , dân ca , hò vè hay đồng dao ….. :
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập !”
(Chi chi chành chành)
Đọc bài đồng dao trên , ai cũng có thể cảm nhận được âm điệu vui nhộn , hào hứng , vui tươi , trong sáng cũng giống như tâm hồn trẻ thơ vậy . Tôi cũng đã từng là trẻ thơ một thời , miệng lúc nào cũng nghêu ngao những câu đồng dao gắn liền với những trò chơi quen thuộc của những đứa trẻ nông thôn tinh nghịch , tôi có thể quên bài vở , những thứ khô khan, cứng nhắc nhưng không hiểu sao lại thuộc lòng các bài đồng dao , tôi hay tự tự hỏi tại sao lại như vậy, nhưng cuối cùng cũng chưa thể tìm ra một lời đáp trọn vẹn . Bây giờ thì tôi có thể lý giải tại sao lại như vậy ? Đồng dao giống như một khúc ca vui tươi hồn nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa thơ và nhạc : Các thanh điệu được sử dụng phối kết khéo léo , giai điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần vui nhộn , ngôn từ mộc mạc , gần gũi , giản dị ….Nhờ vậy mà nó dễ thuộc dễ nhớ đối với mọi lứa tuổi , có sức ám ảnh lớn trong tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm , tinh tế của trẻ thơ . Như vậy có thể nói nhạc tính đã làm nên giá trị sống cho thơ của ngày hôm qua , hôm nay và mãi mãi về sau .
Từ khi ra đời thơ đã trải qua quá vận động và phát triển không ngừng để hoàn thiện và tự làm mới mình. Trong quá trình ấy có những đặc điểm đã mãi mãi mất đi vì không còn phù hợp nữa nhưng cũng có những đặc điểm vẫn luôn còn tồn tại để định giá trị , duy trì sự sống cho thơ mà tiêu biểu là nhạc tính . Trong buổi đầu sơ khai , thơ ca tồn tại dưới hình thức ca dao , hò vè ….. , ca từ bình dị dưới hình thức truyền miệng tương đối tự do , phục vụ cho nhu cầu thổ lộ , tâm tình , cho đời sống cộng đồng , cho sinh hoạt văn hóa sau quá trình lao động mệt mỏi . Vì vậy mà nhạc tính trong thơ nói chung mang ẩm hưởng vui tươi , trẻ trung , mộc mạc mà bình dị , mà nhiều bài tác phẩm có thể trở thành chất liệu cho âm nhạc .Sau này, do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa , đặc biệt là văn hóa Trung Hoa vì vậy mà các sáng tác sau đó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bút pháp thơ ca Trung Hoa , tuân thủ luật thơ một cách chính xác , nhưng cách tuân thủ khá chặt chẽ luật thi lại chính là cách tạo nhạc tính cho thơ ca trung đại :
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta!”
Hành trình vào cõi thơ là một hành trình vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn , nơi ẩn chứa những tình cảm thiêng liêng sâu kín nhất. Ngôn ngữ của thơ có thể ẩn trong văn , nhạc và hội họa . Nhưng nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác , khác hơn so với những thể loại khác mà chỉ có những tâm hồn thơ mới có thể cảm nhận được. Có thể nói rằng , nhạc tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên giá trị của thơ , khiến cho thơ đi sâu vào tâm hồn người đọc . Cũng bởi lẽ đó mà thơ được nhận định là nhạc điệu của tâm hồn .
Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu .
Thơ là nhạc điệu của tâm hồn, đặc biệt là những tâm hồn đa cảm . Nhạc tính trong thơ được tạo nên bởi âm thanh , nhịp điệu , từ ngữ , thanh điệu …. Phù hợp với nội dung tư tưởng và nội dung được biểu đạt . Một bài thơ không thể nói là hay nếu thiếu hẳn nhạc tính. Nhưng cũng cần đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa nhạc và thơ , tránh sự thiên lệch , nếu không sẽ dễ rơi vào hai trạng thái hoặc quá khô khan hoặc quá tràn trề cảm xúc làm mất đi nội dung quan trọng . Không có nhạc bài thơ thiếu hẳn sự hấp dẫn , khó có thể sâu sắc , khó gợi được liên tưởng sâu sắc và cũng chẳng thể chạm tới tâm hồn người đọc . Ngay từ khi ra đời , thơ đã khẳng định sức mạnh và giá trị thực thụ của mình qua những âm vần du dương dễ đọc dễ nhớ , để rồi khắc sâu trong tâm hồn người đọc ở những buổi đầu khi văn tự chưa hình thành như những điệu hát ru , những câu ca dao , dân ca , hò vè hay đồng dao ….. :
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập !”
(Chi chi chành chành)
Đọc bài đồng dao trên , ai cũng có thể cảm nhận được âm điệu vui nhộn , hào hứng , vui tươi , trong sáng cũng giống như tâm hồn trẻ thơ vậy . Tôi cũng đã từng là trẻ thơ một thời , miệng lúc nào cũng nghêu ngao những câu đồng dao gắn liền với những trò chơi quen thuộc của những đứa trẻ nông thôn tinh nghịch , tôi có thể quên bài vở , những thứ khô khan, cứng nhắc nhưng không hiểu sao lại thuộc lòng các bài đồng dao , tôi hay tự tự hỏi tại sao lại như vậy, nhưng cuối cùng cũng chưa thể tìm ra một lời đáp trọn vẹn . Bây giờ thì tôi có thể lý giải tại sao lại như vậy ? Đồng dao giống như một khúc ca vui tươi hồn nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa thơ và nhạc : Các thanh điệu được sử dụng phối kết khéo léo , giai điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần vui nhộn , ngôn từ mộc mạc , gần gũi , giản dị ….Nhờ vậy mà nó dễ thuộc dễ nhớ đối với mọi lứa tuổi , có sức ám ảnh lớn trong tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm , tinh tế của trẻ thơ . Như vậy có thể nói nhạc tính đã làm nên giá trị sống cho thơ của ngày hôm qua , hôm nay và mãi mãi về sau .
Từ khi ra đời thơ đã trải qua quá vận động và phát triển không ngừng để hoàn thiện và tự làm mới mình. Trong quá trình ấy có những đặc điểm đã mãi mãi mất đi vì không còn phù hợp nữa nhưng cũng có những đặc điểm vẫn luôn còn tồn tại để định giá trị , duy trì sự sống cho thơ mà tiêu biểu là nhạc tính . Trong buổi đầu sơ khai , thơ ca tồn tại dưới hình thức ca dao , hò vè ….. , ca từ bình dị dưới hình thức truyền miệng tương đối tự do , phục vụ cho nhu cầu thổ lộ , tâm tình , cho đời sống cộng đồng , cho sinh hoạt văn hóa sau quá trình lao động mệt mỏi . Vì vậy mà nhạc tính trong thơ nói chung mang ẩm hưởng vui tươi , trẻ trung , mộc mạc mà bình dị , mà nhiều bài tác phẩm có thể trở thành chất liệu cho âm nhạc .Sau này, do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa , đặc biệt là văn hóa Trung Hoa vì vậy mà các sáng tác sau đó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bút pháp thơ ca Trung Hoa , tuân thủ luật thơ một cách chính xác , nhưng cách tuân thủ khá chặt chẽ luật thi lại chính là cách tạo nhạc tính cho thơ ca trung đại :
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta!”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Trang
Dung lượng: 123,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)