Văn học ( Trọng Lư- Thế Lữ Nam Cao)
Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng |
Ngày 12/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: văn học ( Trọng Lư- Thế Lữ Nam Cao) thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Thư Lưu Trọng Lư
Kiều Văn
P
hong trào thơ mới như một vườn hoa muôn hồng ngàn tía, đã tạo nên cả một thời đại thi ca rực rỡ trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Thơ mới bao gồm nhiều trường phái, và hầu như mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng biệt.
Thơ Lưu Trọng Lư ngay từ lúc mới xuất hiện đã “ cát cứ” một góc của vườn thơ. Đó là thứ thơ Tình – Sầu – Mộng hết sức nhẹ nhàng, man mát, chơi vơi.
Lưu Trọng Lư có một giọng thơ vừa hồn nhiên, vừa lạ, trong đó chúng ta như nghe thấy cái nhịp điệu muôn thưở của tâm hồn thơ mộng:
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Hoặc tiếng đập của một trái tim như ngẩn ngơ, như rời rạc trước một cuộc đời lúc nào cũng sầu muộn, cũng tan vỡ mà người trong cuộc cứ nhìn ngó với đôi mắt mơ màng, chẳng hề phản ứng giành giật hay níu kéo:
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu : phai,
Lá cành : rụng,
Ba gian : trống,
Xuân đi,
Chàng cũng đi.
Phải chăng trong một thời đại vô cùng sôi động, dòng thơ mát dịu như hơi sương như nước suối và đầy hoa mộng của Lưu Trọng Lư là phương thuốc màu nhiệm giúp mọi người lấy lại sự “cân bằng sinh thái” trong tâm hồn mình ?
Hoài Thanh (tác giả thi nhân Việt Nam) phải thú nhận rằng “ dầu có ưa thơ của người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến; tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư … Bởi vì thơ Lư nhiều bài không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính tiếng lòng thổn thức của lòng ta”.
Điều cuối cùng nói về nhà thơ quá cố là: Trọn đời tác giả bài thơ “tiếng thu” mang trong ngực một trái tim dịu dàng, nhân ái. Lưu Trọng Lư và thơ của ông là một. Chính vì vậy khi tổng kết đời thơ của mình, ông đã viết:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới say thơ.
Đề 1:Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã khẳng định:
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.”
Với sự hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao,anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Bài làm
Nam Cao là nhà văn có quan điển nghệ thuật tiến bộ.Các quan điểm nghệ thuật ấy đều được thể hiện trong những sáng tác của ôngvà ông luôn ép mình vào trong khuôn khổ đó.Trong truyện ngắn Đời thừa,Nam Cao đã khẳng định :”Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Đây là một quan điểm đúng đắn trong sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao và có lẽ vì thế mà những tác phẩm nghệ thuật của ông đi sâu được vào lòng người đọc.
Nam Cao có đòi hỏi rất cao trong văn chương, vì thế nên ông không thể chấp nhận được một thứ văn chương na ná giống nhau.Một nhà văn lớn nhất thiết phải có những nét riêng và độc đáo.Nam Cao là một cây bút như thế.Ông yêu cầu một sự sáng tạo cao trong nghệ thuật .Các tác phẩm của Nam Cao khác xa những tác phẩm cùng thời.Ông không nói đến nỗi khổ vật chất mà xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của người nông dân, của người trí thức nghèo.Ngòi bút của ông cũng vô cùng biến hoá,sắc sảo khi mô tả tâm lý nhân vật, khắc hoạ những quá trình tâm lý phức tạp, sáng tạo những đoạn đối thoại, độc thoại sinh động và chân thật.Ngôn ngữ của Nam Cao không chỉ vừa góc cạnh, vừa tinh tế, điêu luyện rất nghệ thuật mà còn gần gũi với lời ăn tiếng nói đầy sức sống của nhân dân lao động.Nói tóm lại,văn chương của Nam Cao không chỉ mới về nội dung mà còn lạ về nghệ thuật, đã khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
Nói về sự sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”, một tác phẩm viết về đề tài người nông dân, một người nông dân với bản chất hiền lành , lương thiện đã bị xã hội chà đạp, dồn nén đến con đường lưu manh hóa nhưng bản chất lương thiện trong con người không hề bị mất đi, nó chỉ bị
Kiều Văn
P
hong trào thơ mới như một vườn hoa muôn hồng ngàn tía, đã tạo nên cả một thời đại thi ca rực rỡ trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Thơ mới bao gồm nhiều trường phái, và hầu như mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng biệt.
Thơ Lưu Trọng Lư ngay từ lúc mới xuất hiện đã “ cát cứ” một góc của vườn thơ. Đó là thứ thơ Tình – Sầu – Mộng hết sức nhẹ nhàng, man mát, chơi vơi.
Lưu Trọng Lư có một giọng thơ vừa hồn nhiên, vừa lạ, trong đó chúng ta như nghe thấy cái nhịp điệu muôn thưở của tâm hồn thơ mộng:
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Hoặc tiếng đập của một trái tim như ngẩn ngơ, như rời rạc trước một cuộc đời lúc nào cũng sầu muộn, cũng tan vỡ mà người trong cuộc cứ nhìn ngó với đôi mắt mơ màng, chẳng hề phản ứng giành giật hay níu kéo:
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu : phai,
Lá cành : rụng,
Ba gian : trống,
Xuân đi,
Chàng cũng đi.
Phải chăng trong một thời đại vô cùng sôi động, dòng thơ mát dịu như hơi sương như nước suối và đầy hoa mộng của Lưu Trọng Lư là phương thuốc màu nhiệm giúp mọi người lấy lại sự “cân bằng sinh thái” trong tâm hồn mình ?
Hoài Thanh (tác giả thi nhân Việt Nam) phải thú nhận rằng “ dầu có ưa thơ của người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến; tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư … Bởi vì thơ Lư nhiều bài không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính tiếng lòng thổn thức của lòng ta”.
Điều cuối cùng nói về nhà thơ quá cố là: Trọn đời tác giả bài thơ “tiếng thu” mang trong ngực một trái tim dịu dàng, nhân ái. Lưu Trọng Lư và thơ của ông là một. Chính vì vậy khi tổng kết đời thơ của mình, ông đã viết:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới say thơ.
Đề 1:Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã khẳng định:
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.”
Với sự hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao,anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Bài làm
Nam Cao là nhà văn có quan điển nghệ thuật tiến bộ.Các quan điểm nghệ thuật ấy đều được thể hiện trong những sáng tác của ôngvà ông luôn ép mình vào trong khuôn khổ đó.Trong truyện ngắn Đời thừa,Nam Cao đã khẳng định :”Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Đây là một quan điểm đúng đắn trong sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao và có lẽ vì thế mà những tác phẩm nghệ thuật của ông đi sâu được vào lòng người đọc.
Nam Cao có đòi hỏi rất cao trong văn chương, vì thế nên ông không thể chấp nhận được một thứ văn chương na ná giống nhau.Một nhà văn lớn nhất thiết phải có những nét riêng và độc đáo.Nam Cao là một cây bút như thế.Ông yêu cầu một sự sáng tạo cao trong nghệ thuật .Các tác phẩm của Nam Cao khác xa những tác phẩm cùng thời.Ông không nói đến nỗi khổ vật chất mà xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của người nông dân, của người trí thức nghèo.Ngòi bút của ông cũng vô cùng biến hoá,sắc sảo khi mô tả tâm lý nhân vật, khắc hoạ những quá trình tâm lý phức tạp, sáng tạo những đoạn đối thoại, độc thoại sinh động và chân thật.Ngôn ngữ của Nam Cao không chỉ vừa góc cạnh, vừa tinh tế, điêu luyện rất nghệ thuật mà còn gần gũi với lời ăn tiếng nói đầy sức sống của nhân dân lao động.Nói tóm lại,văn chương của Nam Cao không chỉ mới về nội dung mà còn lạ về nghệ thuật, đã khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
Nói về sự sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”, một tác phẩm viết về đề tài người nông dân, một người nông dân với bản chất hiền lành , lương thiện đã bị xã hội chà đạp, dồn nén đến con đường lưu manh hóa nhưng bản chất lương thiện trong con người không hề bị mất đi, nó chỉ bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 11,48KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)