Văn học hiện đại
Chia sẻ bởi Bùi Phương Anh |
Ngày 28/04/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: văn học hiện đại thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Văn Học Hiện Đại
Ngữ Văn 7
Bối cảnh xã hội:
- Thuận lợi lớn nhất cho việc nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX là ở chỗ đầu thế kỷ XX đánh dấu một khúc quanh của tiến trình văn hoá, và lịch sử văn học ( nằm trong cái mạch vận động của văn hoá nói chung) rẽ ngoặt sang một bước mới. Dù đến giữa thế kỷ XX, dân tộc này còn trải qua một cuộc cách mạng lớn lao lay chuyển mọi nền nếp sẵn có, và mọi hoạt động xã hội sẽ chịu sự chi phối của một xu hướng mới, song nhìn chung, về nhiều mặt, trong đời sống văn chương vẫn có một sự liên tục. Đằng sau cái bằng chứng rành rành là gần như toàn bộ nền văn học thế kỷ này được viết bằng chữ quốc ngữ (so với các thế kỷ trước viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán), còn có thể nhận ra hàng loạt sự nhất quán khác, cũng không kém phần rõ rệt. Tất cả những yếu tố này hợp lại khiến cho so với các thế kỷ trước văn học thế kỷ XX trở nên khác hẳn, và cả hai tạo nên một cặp đối lập (cái đối lập rất cần thiết cho người ta trong khoa học khi muốn làm công việc so sánh).
Văn hóa
Sau khi phân tích hoàn cảnh xã hội,nhiều cuốn sách văn học sử thường đi vào khái quát các trào lưu chính chi phối sự vận động của lịch sử văn học, nhất là nói kỹ về các tác giả quan trọng nổi bật trong giai đoạn. Để có điều kiện nhìn văn học dưới góc độ văn hoá, chúng tôi muốn cùng bạn đọc tìm tới những đường dây mới : Môi trường văn học, chủ thể văn học, sự tiếp nhận ảnh hưởng nước ngoài và sự nối tiếp di sản ông cha. Trước khi dừng lại ở các thể tài như thơ tiểu thuyết, phê bình văn học, còn có cả một chương nói về hệ thống thể loại cũng như sự phát triển của ngôn ngữ văn học nói chung.
Khái quát quá trình vận động
và phát triển của Văn học Việt Nam
Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn... dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức "Tây học" và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì "mưa Âu gió Mỹ", "cũ mới tranh nhau", "Á Âu xáo trộn"...
Ý thức dân chủ của phương Tây lan rộng trong đời sống thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Một tầng lớp công chúng với thị hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện, kích thích và thúc đẩy văn học phát triển. Văn học bắt đầu trở thành hàng hoá. Chữ quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi. Báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện phong phú và lưu hành trong toàn quốc, trở thành dòng chảy thông tin quan trọng có tác dụng mở mang dân trí, đưa tác phẩm văn học đến với công chúng mau lẹ. Báo chí còn là nơi "thử bút", giới thiệu văn nghệ sĩ, bình phẩm văn chương. Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh. Có thể nói đây là những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phương Tây mới lạ so với truyền thống lần lượt ra mắt công chúng như sân khấu kịch nói, điện ảnh, nghệ thuật xiếc, hội họa, âm nhạc...". Nằm trong những đợt triều dâng duy tân rồi tân duy tân văn hoá văn nghệ ấy, mảnh đất văn chương không thể không chuyển biến". Thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX đã vận động theo xu hướng hiện đại hoá tất yếu của văn học dân tộc. Một cuộc cách mạng về văn học đã có đủ điều kiện để nảy sinh. Ngọn cờ văn hoá mới được chuyển đến tay tầng lớp trí thức Âu hoá với những tinh thần dân chủ và tự do cá nhân. Chữ Hán chỉ còn là vẻ đẹp "vang bóng một thời". Nho học ngày càng thất thế, tàn lụi. Năm 1918, chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ hoàn toàn. Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có cuộc hành trình từ địa hạt truyền giáo (Đạo Thiên Chúa) sang lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Đây là điều Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ phương Tây có thể đã không ngờ tới.
Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là sự kiện lịch sử văn hoá kỳ diệu mà không phải dân tộc nào cũng làm được.
Cảm ơn thầy cô và các bạn
Đã chú ý lắng nghe!!!
Cảm ơn thầy cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe
Ngữ Văn 7
Bối cảnh xã hội:
- Thuận lợi lớn nhất cho việc nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX là ở chỗ đầu thế kỷ XX đánh dấu một khúc quanh của tiến trình văn hoá, và lịch sử văn học ( nằm trong cái mạch vận động của văn hoá nói chung) rẽ ngoặt sang một bước mới. Dù đến giữa thế kỷ XX, dân tộc này còn trải qua một cuộc cách mạng lớn lao lay chuyển mọi nền nếp sẵn có, và mọi hoạt động xã hội sẽ chịu sự chi phối của một xu hướng mới, song nhìn chung, về nhiều mặt, trong đời sống văn chương vẫn có một sự liên tục. Đằng sau cái bằng chứng rành rành là gần như toàn bộ nền văn học thế kỷ này được viết bằng chữ quốc ngữ (so với các thế kỷ trước viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán), còn có thể nhận ra hàng loạt sự nhất quán khác, cũng không kém phần rõ rệt. Tất cả những yếu tố này hợp lại khiến cho so với các thế kỷ trước văn học thế kỷ XX trở nên khác hẳn, và cả hai tạo nên một cặp đối lập (cái đối lập rất cần thiết cho người ta trong khoa học khi muốn làm công việc so sánh).
Văn hóa
Sau khi phân tích hoàn cảnh xã hội,nhiều cuốn sách văn học sử thường đi vào khái quát các trào lưu chính chi phối sự vận động của lịch sử văn học, nhất là nói kỹ về các tác giả quan trọng nổi bật trong giai đoạn. Để có điều kiện nhìn văn học dưới góc độ văn hoá, chúng tôi muốn cùng bạn đọc tìm tới những đường dây mới : Môi trường văn học, chủ thể văn học, sự tiếp nhận ảnh hưởng nước ngoài và sự nối tiếp di sản ông cha. Trước khi dừng lại ở các thể tài như thơ tiểu thuyết, phê bình văn học, còn có cả một chương nói về hệ thống thể loại cũng như sự phát triển của ngôn ngữ văn học nói chung.
Khái quát quá trình vận động
và phát triển của Văn học Việt Nam
Trong những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn... dẫn đến sự hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức "Tây học" và cả dân nghèo thành thị. Văn hoá phương Tây chi phối phức tạp đến đời sống tinh thần dân chúng ở các thành phố. Người ta gọi đây là thời kì "mưa Âu gió Mỹ", "cũ mới tranh nhau", "Á Âu xáo trộn"...
Ý thức dân chủ của phương Tây lan rộng trong đời sống thị thành dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Một tầng lớp công chúng với thị hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện, kích thích và thúc đẩy văn học phát triển. Văn học bắt đầu trở thành hàng hoá. Chữ quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi. Báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện phong phú và lưu hành trong toàn quốc, trở thành dòng chảy thông tin quan trọng có tác dụng mở mang dân trí, đưa tác phẩm văn học đến với công chúng mau lẹ. Báo chí còn là nơi "thử bút", giới thiệu văn nghệ sĩ, bình phẩm văn chương. Viết văn làm báo trở thành nghề mưu sinh. Có thể nói đây là những gì rất mới đối với người cầm bút đương thời và góp phần làm nên diện mạo riêng của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phương Tây mới lạ so với truyền thống lần lượt ra mắt công chúng như sân khấu kịch nói, điện ảnh, nghệ thuật xiếc, hội họa, âm nhạc...". Nằm trong những đợt triều dâng duy tân rồi tân duy tân văn hoá văn nghệ ấy, mảnh đất văn chương không thể không chuyển biến". Thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX đã vận động theo xu hướng hiện đại hoá tất yếu của văn học dân tộc. Một cuộc cách mạng về văn học đã có đủ điều kiện để nảy sinh. Ngọn cờ văn hoá mới được chuyển đến tay tầng lớp trí thức Âu hoá với những tinh thần dân chủ và tự do cá nhân. Chữ Hán chỉ còn là vẻ đẹp "vang bóng một thời". Nho học ngày càng thất thế, tàn lụi. Năm 1918, chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ hoàn toàn. Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có cuộc hành trình từ địa hạt truyền giáo (Đạo Thiên Chúa) sang lĩnh vực báo chí và văn học nghệ thuật. Đây là điều Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ phương Tây có thể đã không ngờ tới.
Đổi thay chữ viết là cuộc cách mạng quan trọng về chất liệu văn học, tạo cơ sở cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam theo những xu thế của nhân loại. Trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ, ý thức tự chủ về văn học của dân tộc ta đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là sự kiện lịch sử văn hoá kỳ diệu mà không phải dân tộc nào cũng làm được.
Cảm ơn thầy cô và các bạn
Đã chú ý lắng nghe!!!
Cảm ơn thầy cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Phương Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)