Van hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thúy Lan | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: van hoc thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Lương Thế Vinh, Q.3
Giáo viên ngữ văn: Phạm Thị Phượng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁ TRỊ ĐỌC SÁCH VÀ HỌC VẤN
ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ NGÀY NAY

I. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt
Bến tương lai đang chờ người ham học
Bờ vực thẳm đang đợi kẻ ham chơi.
Đúng vậy, xã hội loài người ngày nay đang phát triển, cần có những con người vừa có tài, vừa có đức để xây dựng quê hương Việt Nam thêm giàu đẹp. Một trong những thứ làm được nên điều đó là kiến thức. Kiến thức rất quan trọng đối với đời sống và tương lai mỗi người. Vì vậy, Lênin đã để lại lời khuyên cho các thế hệ ngày nay.
“Học, học nữa, học mãi”.
II. Vai trò học vấn đối với thế hệ trẻ:
Vậy học là gì? Học là lĩnh hội kiến thức, là chuẩn bị cho bản thân một hành trang vững vàng bước vào tương lai tươi sáng. Học tập giúp ta nâng cao trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội xung quanh ta. Như Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân”. Câu nói thật ngắn gọn mà ý nghĩa thật hàm xúc. Ngày nay chúng ta đến trường để tiếp thu kiến thức nơi giảng đường, qua từng lời dạy của thầy cô, qua từng cách sống, cách suy nghĩ và học tập của bạn bè từ đó đúc kết cho bản thân những kinh nghiệm quý báu. Nhưng chỉ học ở trường thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta còn phải học ở cả cuộc sống xung quanh “học lẫn nhau và học ở dân” kiến thức không thể là nền tảng vững chắc nếu chúng ta không biết ứng dụng, không có kinh nghiệm thực tế, không có vốn sống, vốn hiểu biết về xã hội xung quanh.
Học không chỉ ngừng lại ở đó mà còn thể hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngày có một phát minh xuất hiện trên đất nước ta là cả một tâm huyết của các nhà khoa học ngày đêm tìm tòi qua sách vở. Vận dụng những kiến thức có sẵn để làm ra những sản phẩm mà ta chưa biết, chưa sử dụng tới. Một giám đốc cũng phải học để làm tốt công tác quản lý điều hành công việc một cách dễ dàng. Nông dân cũng học tập để nắm vững khoa học kỹ thuật trong canh tác trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác. Công nhân cũng học để nâng cao tay nghề, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Trong cuộc sống những con người bất hạnh bị tàn tật cũng vượt lên trên hoàn cảnh để được học. Họ tiến dần vào ánh sáng của tri thức như Nguyễn Ngọc Kí, trở thành nhà giáo ưu tú hoặc Mạc Đỉnh Chi nhà nghèo phải học qua ánh đèn đom đóm cuối cùng cũng thành danh, ngày nay ta bất gặp Phạm Xuân Thanh bất chấp sự nghiệt ngã số phận cuối cùng thành công, thành lập trung tâm đào tạo thiết bị tin học. Như vị cha già – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân trên con đường cứu nước khắp 5 châu 4 bể dù gian khó nhưng đến đâu Bác cũng học. Bác tiến dần học hỏi và tuyên truyền cho dân tộc tiến dần đến tri thức và văn minh. Bác đã học 13 thứ tiếng. Bác nói: “Học ở trường, học trong sách vở học lẫn nhau và học ở dân. Ngoài trường học ta còn có trường đời xung quanh. Nếu có ý chí, có quyết tâm học hỏi thì hai chữ học tập dễ dẫn ta đến bến bờ vinh quang.
Vì vậy mỗi học sinh phải không ngừng nâng cao hiểu biết để đứng vững trên con đường học vấn mai sau. Chúng ta phải nổ lực học tập để có trình độ hiểu biết có nghiệp vụ nghề ổn định, nuôi sống gia đình bản thân và xã hội. Học để nâng cao kỹ năng lao động bước vào đời vững vàng tự tin hơn.
“Học vốn là chùm rể đắng mà hoa quả lại ngọt ngào”. Ngày nay xã hội đang phát triển. Đất nước đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thế đòi hỏi con người phải có tri thức. Đất nước càng chuyển mình thì con người phải học để xây dựng đất nước như Thanh Hải đã nói: “Đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước”.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thúy Lan
Dung lượng: 7,40KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)