Văn hóa Lễ xá tội vong nhân .docx
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 12/10/2018 |
87
Chia sẻ tài liệu: Văn hóa Lễ xá tội vong nhân .docx thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Lễ xá tội vong nhân & Lễ Vu lan
Nhiều người Việt Nam đã biết về lễ Xá tội vong nhân, bởi vì nó là truyền thống của dân tộc, gắn với tục cúng cháo, nẻ, hoa quả…và đặc biệt đối với trẻ con trước đây ở các vùng quê là được cướp cháo xí. Lễ xá tội vong nhân đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt, thậm chí lễ này còn là lễ quan trọng nhất, bởi: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy”.
/
Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho gia tiên tiền tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh gia tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Lễ Vu lan báo hiếu cũng là một lễ của Phật giáo. Trong Phật giáo lễ này có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó thể hiện một trong "Tứ đại trọng ân” của nhà Phật: 1. Ân Cha Mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng; 3. Ân quốc gia xã hội; 4. Ân chúng sinh vạn loại.
Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái, và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.
Về lịch sử lễ Vu lan báo hiếu gắn liền với câu chuyện về ngài Mục Kiền Liên cùng tăng đoàn cứu mẹ ông nơi hỏa ngục. Việc cứu mẹ là dựa trên nguyện lực của Mục Kiền Liên và các vị cao tăng, dựa trên quan niệm về sự cứu vớt của Phật giáo chứ không phải là "phá ngục cướp tù” như một vài người từng chê trách.
Câu chuyện về Mục Kiền Liên và ân Cha Mẹ trong "Tứ đại trọng ân” đã làm nên mùa Vu lan báo hiếu của Phật giáo với ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa xã hội sâu sắc và có tính phổ quát. Bởi đạo đức xã hội, văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo cũng đều thừa nhận và coi trọng công ơn của các thế hệ trước, của các bậc sinh thành.
Trong những năm gần đây việc cúng xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi với quy mô, nghi lễ khá lớn. Hai lễ này là khác nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp lại được hiểu và hành làm một. Điều đáng quan tâm là lễ xá tội vong nhân với những nghi thức phức tạp, với những lễ vật - nhất là vàng mã tốn kém đã làm giảm đi những giá trị văn hóa đích thực của lễ xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu.
Với sự hội nhập vốn có của Phật giáo, với tín ngưỡng văn hóa dân tộc, nên chăng Phật giáo cần lên tiếng để mọi người hiểu đúng giá trị của lễ hội này đồng thời có sự hướng dẫn cho tăng ni, phật tử trong việc hiểu và hành để lễ này thể hiện tốt hơn nữa giá trị của nó. Đồng thời hạn chế, khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí. Làm được điều này chính là lấy chánh tín của đạo Phật mà dung hợp với giá trị nhân văn của lễ xá tội vong nhân để Phật giáo có đóng góp tích cực, thiết thực vào đời sống văn hóa tâm linh của người Việt trong cuộc sống hiện đại.
* * *
(Mời các bạn tham khảo 1 bài thơ của nhà thơ Anh Thơ viết cách đây > 80 năm về truyền thống ngày lễ Xá tôi vong nhân)
Rằm Tháng Bảy
Tác giả: Anh Thơ
Gió hiu hắt gieo vàng muôn cánh lá, Trời âm u mây xám bóng sương chiều. Làng xóm ngập nhà nhà trong khói tỏa Vẳng đưa lời khóc mã lạnh hiu hiu. Trong chùa, điện hương đèn nghi ngút sáng Tiếng mõ, chuông hòa nhịp trống bên đình. Lời cầu cúng truyền theo làn khói thoảng Quyến cô hồn nương gió lại nghe kinh. Ngoài đê rộng bồ đài nghiêng đổ cháo Lễ chúng sinh từng bọn một ăn mày. Cùng lẳng lặng như bóng ma buồn não Dắt nhau tìm nơi cúng để xin may.
(Nếu quan tâm văn học, bạn có thể tham khảo bài “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du. Đăng cùng trang Violet này)
PHH sưu tầm & giới thiệu 25 – 8 - 2015
Nhiều người Việt Nam đã biết về lễ Xá tội vong nhân, bởi vì nó là truyền thống của dân tộc, gắn với tục cúng cháo, nẻ, hoa quả…và đặc biệt đối với trẻ con trước đây ở các vùng quê là được cướp cháo xí. Lễ xá tội vong nhân đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt, thậm chí lễ này còn là lễ quan trọng nhất, bởi: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy”.
/
Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho gia tiên tiền tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh gia tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Lễ Vu lan báo hiếu cũng là một lễ của Phật giáo. Trong Phật giáo lễ này có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó thể hiện một trong "Tứ đại trọng ân” của nhà Phật: 1. Ân Cha Mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng; 3. Ân quốc gia xã hội; 4. Ân chúng sinh vạn loại.
Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái, và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.
Về lịch sử lễ Vu lan báo hiếu gắn liền với câu chuyện về ngài Mục Kiền Liên cùng tăng đoàn cứu mẹ ông nơi hỏa ngục. Việc cứu mẹ là dựa trên nguyện lực của Mục Kiền Liên và các vị cao tăng, dựa trên quan niệm về sự cứu vớt của Phật giáo chứ không phải là "phá ngục cướp tù” như một vài người từng chê trách.
Câu chuyện về Mục Kiền Liên và ân Cha Mẹ trong "Tứ đại trọng ân” đã làm nên mùa Vu lan báo hiếu của Phật giáo với ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa xã hội sâu sắc và có tính phổ quát. Bởi đạo đức xã hội, văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo cũng đều thừa nhận và coi trọng công ơn của các thế hệ trước, của các bậc sinh thành.
Trong những năm gần đây việc cúng xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi với quy mô, nghi lễ khá lớn. Hai lễ này là khác nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp lại được hiểu và hành làm một. Điều đáng quan tâm là lễ xá tội vong nhân với những nghi thức phức tạp, với những lễ vật - nhất là vàng mã tốn kém đã làm giảm đi những giá trị văn hóa đích thực của lễ xá tội vong nhân cũng như lễ Vu lan báo hiếu.
Với sự hội nhập vốn có của Phật giáo, với tín ngưỡng văn hóa dân tộc, nên chăng Phật giáo cần lên tiếng để mọi người hiểu đúng giá trị của lễ hội này đồng thời có sự hướng dẫn cho tăng ni, phật tử trong việc hiểu và hành để lễ này thể hiện tốt hơn nữa giá trị của nó. Đồng thời hạn chế, khắc phục những cách hiểu mang tính mê tín, cách hành tốn kém và lãng phí. Làm được điều này chính là lấy chánh tín của đạo Phật mà dung hợp với giá trị nhân văn của lễ xá tội vong nhân để Phật giáo có đóng góp tích cực, thiết thực vào đời sống văn hóa tâm linh của người Việt trong cuộc sống hiện đại.
* * *
(Mời các bạn tham khảo 1 bài thơ của nhà thơ Anh Thơ viết cách đây > 80 năm về truyền thống ngày lễ Xá tôi vong nhân)
Rằm Tháng Bảy
Tác giả: Anh Thơ
Gió hiu hắt gieo vàng muôn cánh lá, Trời âm u mây xám bóng sương chiều. Làng xóm ngập nhà nhà trong khói tỏa Vẳng đưa lời khóc mã lạnh hiu hiu. Trong chùa, điện hương đèn nghi ngút sáng Tiếng mõ, chuông hòa nhịp trống bên đình. Lời cầu cúng truyền theo làn khói thoảng Quyến cô hồn nương gió lại nghe kinh. Ngoài đê rộng bồ đài nghiêng đổ cháo Lễ chúng sinh từng bọn một ăn mày. Cùng lẳng lặng như bóng ma buồn não Dắt nhau tìm nơi cúng để xin may.
(Nếu quan tâm văn học, bạn có thể tham khảo bài “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du. Đăng cùng trang Violet này)
PHH sưu tầm & giới thiệu 25 – 8 - 2015
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 57,33KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)