Văn hoá giao thông lớp 5 bài 7

Chia sẻ bởi Đinh Thị Như Quỳnh | Ngày 09/05/2019 | 239

Chia sẻ tài liệu: văn hoá giao thông lớp 5 bài 7 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Văn hoá giao thông
Tiết 7: KHI PHÁT HIỆN ĐƯỜNG RAY BỊ HỎNG, ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ SẠT LỞ,…
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Làm sao đây
LÀM SAO ĐÂY ?
Con đường ngắn nhất từ trường về đến nhà Hùng và Hạnh có đi qua đoạn đường ray xe lửa. Mỗi ngày đến trường, hai bạn thường hay đi qua con đường này. Hôm nay, khi đi học về, Hạnh phát hiện có một đoạn thanh ray bị bong ra. Hạnh lo lắng nói: “Hùng ơi, đường ray bi hỏng kìa! Làm sao bây giờ? Xe lửa mà chạy đến thì nguy hiểm lắm !”. Hùng đáp:” Chúng ta phải tìm cách báo ngay thôi!”. Hạnh băn khoăn: “Nhưng báo cho ai bây giờ? Xung quanh đây đây không có ai hết”. Hùng đề nghị: “À, chúng mình đến Uỷ ban nhân dân phường đi!”. Nói rồi hai bạn chạy thật nhanh đến báo tin. Các cô chú trong Uỷ ban đã gọi ngay cho người có chức năng để kịp thời báo hiệu cho các đoàn tàu an toàn. Hùng và Hạnh được các cô chú khen ngợi.
Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi sau:

Trên đường đi học về, Hùng và Hạnh đã phát hiện ra điều gì?
2. Tại sao Hạnh lo lắng khi phát hiện đường ray xe lửa bị hỏng? 
3. Hạnh và Hùng đã làm gì khi phát hiện đường ray xe lửa bị hỏng?
4. Khi phát hiên đường ray xe lửa bị hỏng, đoạn đường sạt lở,… chúng ta phải làm gì?
Kết luận:
Đường hư, cầu hỏng
Nguy lắm bạn ơi!
Phát hiện kịp thời
Mau mau thông báo
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau?
Nếu phát hiện một đoạn đường bị sạt lở.
Em thấy hai thanh gỗ trên cầu bị gẫy tạo thành một lỗ hổng thật to.
Em phát hiện giữa đường có một hố sâu vì đất bi sụt lún.
a) Nếu phát hiện một đoạn đường bị sạt lở.
- Để lại tín hiệu nguy hiểm cho người tham gia giao thông biết có nguy hiểm.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người.
b) Em thấy hai thanh gỗ trên cầu bị gẫy tạo thành một lỗ hổng thật to.
Để lại tín hiệu cho người đi qua cầu.
Báo cho người lớn biết để họ báo cho những người có chức năng kịp thời sửa chữa.
c) Em phát hiện giữa đường có một hố sâu vì đất bi sụt lún.

- Tìm cách báo cho người đi đường biết bằng nhiều cách như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây vào những chỗ nguy hiểm.

Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của các nhân vật dưới đây?
Kết luận:
Khi đi đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần tìm cách xử lý để báo cho người đi đường nhận ra những chỗ nguy hiểm cần tránh và báo ngay cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lí, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng
Hà và Trang đang đi bộ lên dốc cầu thì nhìn tháy một cái hố sâu do đất bị sụt lún. Hà nói: “Xe xuống dốc cầu mà sụt vào chỗ này thì nguy hiểm lắm!”. Trang trả lời : ‘Đúng đấy, mình đến ngã tư phía trước báo cho chú công ăn biết nhé!”. Trang vẫn băn khoăn : “Nhung từ đây đến ngã tư đường khá xa. Bây giờ nếu có ai đi xuống dốc cầu mà không để ý là xảy ra tai nan ngay”...
? Theo em, Hà và Trang cần làm gì trong tình huống này?
Kết luận:
Nếu phát hiện đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, trước hết, chúng ta cần tìm cách báo hiệu cho người đi đường biết. Sau đó báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Như Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)