VĂN HK1 NH13-14
Chia sẻ bởi Phan Ngọc Hiển |
Ngày 11/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: VĂN HK1 NH13-14 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 7
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Đọc kỹ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái với ý đúng hoặc đúng nhất.
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào?
a. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. b. Khánh Hoài.
c. Lý Thường Kiệt. d. Lý Lan.
2. Trong văn bản “Mẹ tôi”, người bố đã suy nghĩ như thế nào trước hành động của En-ri-cô?
a. Sự hỗn láo của con làm bố vô cùng tức giận.
b. Sự hỗn láo của con làm bố rất đau lòng.
c. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
d. Sự hỗn láo của con cho bố biết rằng con là cậu bé vong ân bội nghĩa.
3. Với nghĩa thứ hai, “Bánh trôi nước” thể hiện phẩm chất của người phụ nữ như thế nào?
a. Đảm đang, nhân hậu, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
b. Trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
c. Nhẫn nại, chịu khó, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
d. Chịu thương, chịu khó, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
4. Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào?
a. Xế tà. b. Buổi sáng. c. Buổi tối. d. Buổi trưa.
5. Thời gian “bấy lâu nay” trong câu “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” nói lên điều gì?
a. Tỏ niềm thương nhớ.
b. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi nhà từ lâu.
c. Tỏ niềm ân hận vì lâu nay chưa gặp bạn.
d. Trách móc bạn lâu ngày chưa đến chơi nhà.
6. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm và tự sự. b. Miêu tả và tự sự.
c. Biểu cảm và miêu tả. d. Tự sự và thuyết minh.
7. Trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, có gì đặc biệt trong lần trở về quê này?
a. Về quê sau ba mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
b. Về quê sau sáu mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
c. Về quê sau bốn mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
d. Về quê sau năm mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
8. Trong các phương án sau, phương án nào không phải là thành ngữ?
a. Mất lòng trước được lòng sau.
b. Một nắng hai sương.
c. No cơm ấm áo.
d. Ngày lành tháng tốt.
9. Đoạn văn sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?
“Tôi yêu Sài Gòn da diết ... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào. Tôi yêu thời tiết trái chứng. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”.
a. Điệp ngữ cách quãng. b. Điệp ngữ nối tiếp.
c. Điệp ngữ chuyển tiếp. d. Điệp ngữ.
10. Chơi chữ được sử dụng chủ yếu trong thể loại nào?
a. Văn tự sự, văn miêu tả.
b. Trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
c. Văn thơ lãng mạn.
d. Trong câu đối, câu đố.
11. Văn biểu cảm đòi hỏi một lời văn như thế nào?
a. Cụ thể. b.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Ngọc Hiển
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)