VẬN ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG ÂM NHẠC

Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: VẬN ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG ÂM NHẠC thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

VẬN ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG ÂM NHẠC


I. Đặt vấn đề:
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu… cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.
Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
Nhiều nhà giáo dục mầm non cho rằng, trẻ có nhu cầu bộc lộ mình thông qua vận động. Một vài giáo viên tận dụng vận động để phát huy khả năng của trẻ trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật và chơi ngoài trời. Hơn nữa, triết lý của vận động và múa sáng tạo, cũng tương tự mục đích của chương trình giáo dục MN đó là: Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình mà không nhắm đến sự ganh đua.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động sáng tạo trong âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi``.

II. Nội dung:
1. Cơ sở lý luận
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
* Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
* Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc.
Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa… đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
Vận động múa và sáng tạo có thể giúp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt :chúng có thể tham gia tùy theo mức độ và khả năng của mình. Ví dụ trẻ có thể chất yếu có thể giữ nhịp bằng cách chớp mắt thay vì vỗ tay hoặc dậm chân, gật đầu, mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt vẫn có thể thấy mình là thành viên của nhóm và vui sướng vì đã có thể học cùng các bạn ở một mức độ nào đó. Điều thiết yếu là các chương trình GDMN cần đảm bảo chương trình vận động thường xuyên dành cho trẻ. Trẻ thích các họat động khám phá có sử dụng đến cơ bắp và những cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Minh
Dung lượng: 152,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)