Văn 7- Đề thi HK2 10-11

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phận | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Văn 7- Đề thi HK2 10-11 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT DUY XUYÊN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ II 2010- 2011
Trường THCS Nguyễn Thành Hãn NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài :90 phút )

A/ TRẮC NGHIỆM ( 3điểm ) Chọn ý đúng và ghi vào giấy thi.
Câu 1.Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?
A. Phạm Văn Đồng B.Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh D. Hoài Thanh.
Câu 2. Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” được trích từ tác phẩm nào sau đây?
A. Tiếng Việt giàu đẹp. B. Tiếng Việt niềm tự hào của dân tộc.
C. Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Câu 3. “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm tưởng tượng hư cấu.
A. Đúng B. Sai
Câu 4.Câu tục ngữ nào sau đây đề cao giá trị con người?
Cái răng cái tóc là góc con người B. Lời nói gói vàng
C. Một mặt người bằng mười mặt của. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 5. Sinh hoạt văn hóa được ghi lại trong “Ca Huế trên sông Hương” diễn ra vào thời điểm nào trong ngày ?
A. Sáng B. Trưa C. Chiều D. Đêm
Câu 6. Cụm từ nào thích hợp để tạo thành một câu tục ngữ hoàn chỉnh ?
“Một mặt người bằng………………………”
A. mười của cải B. mười mặt của C. Mười vật chất D. mười ruộng đất
Câu 7. Cụm từ “Sống chết mặc bay” vốn là một thành ngữ. Ý kiến trên, đúng hay sai ?
A. Đúng B.Sai
Câu 8.Nội dung khái quát toàn bộ văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là gì ?
A. Vốn từ vựng phong phú của Tiếng Việt B. Tiêng Việt giàu có và đẹp đẽ trên nhiều phương diện.
C.Khả năng uyển chuyển trong cách đặt câu. D. Tiếng Việt giàu chất nhạc.
Câu 9. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã khẳng đinh: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B.Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 10.Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “Uống nước nhớ nguồn”.
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Ăn cháo đá bát.
C. Uống nước nhớ kẻ đào giếng. D.Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Câu 11.Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ?
A. Tôi rất yêu mùa xuân B. Mùa xuân xinh đẹp đã về.
C. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. D. Hôm nay, lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi.
Câu 12. Bao giờ bạn đi học?
- 11 giờ.
Theo em, phần in đậm( trả lời) đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ.
B/ TỰ LUẬN ( 7điểm )
Câu 1: Chép 2 câu tục ngữ nói về con người và xã hội (1đ)
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Cho một câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc. (1đ)
Câu 3: (5đ) Em hãy giải thích câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”


Người ra đề Duyệt tổ trưởng chuyên môn Duyệt BGH



Nguyễn Văn Chương


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

ĐÁP ÁN
C
C
A
C
D
B
A
B
C
B
C
C

 Mỗi câu đúng 0,25đ.
II. TỰ LUẬN. ( 7 đ )
Câu 1: (1đ) Học sinh chép được 2 câu. Mỗi câu (0,5đ)
Ví dụ : Lá lành đùm lá rách
Người sống đống vàng
Câu 2: (1d) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ (0,5đ) ví dụ đúng (0,5đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phận
Dung lượng: 82,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)