VĂN 7
Chia sẻ bởi Trương Khắc Hùng |
Ngày 11/10/2018 |
102
Chia sẻ tài liệu: VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017
TRIỆU PHONG Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a) Câu văn sau có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
( Trích: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh)
Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.
b) Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết thành phần câu nào đã được rút gọn: “ Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự im lặng của núi rừng.” ( Trích: “ Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)
Câu 2 (1.0 điểm)
Cho đoạn trích sau : “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?
b. Tìm hai câu tục ngữ nói về “lòng yêu thương”
Câu 3 (2.0 điểm)
Ai cũng ít nhất một lần làm người khác tổn thương. Điều quan trọng là sau đó bạn sẽ làm thế nào để giúp mối quan hệ vẫn tốt đẹp. Trước hết, cần học cách nói lời xin lỗi.
Em có đồng ý với nhận định trên không? Hãy viết đoạn văn khoảng mười câu nêu suy nghĩ của em về lời xin lỗi, có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt có trong đoạn văn mà em vừa viết.
Câu 4 ( 5.0 điểm)
Hãy viết bài văn để giải thích câu nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
( Đề thi gồm 01 trang, 04 câu. Giám thị không giải thích gì thêm)
....................HẾT.................
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
a
b
- Chỉ ra từ được đổi trật tự: “ nồng nàn”.
- Tác dụng: nhấn mạnh mức độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành của lòng yêu nước.
0.5
0.5
- Câu rút gọn: "Uống sữa xong".
- Rút gọn: chủ ngữ
0.5
0.5
2
a
b
Đoạn văn trích từ “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh.
Tìm hai câu tục ngữ nói về “lòng yêu thương”. Học sinh có thể dùng những câu khác miễn sao đúng yêu cầu.
VD: Thương người như thể thương thân
Lá lành đùm lá rách
0.5
0.5
3
HS viết thành đoạn văn đúng yêu cầu: có ít nhất một câu đặc biệt, không xuống dòng; có đủ các ý sau:
- Lời xin lỗi là lời nói của bản thân khi nhận thức được lỗi lầm của mình và mong người được xin lỗi bao dung, tha thứ và bỏ qua.
- Đôi khi, vì cái tôi quá lớn, ta vô tình làm tổn thương những người thân thương của mình. Khi đó, việc cần làm nhất chính là nói lời xin lỗi để được tha thứ và tiếp tục giữ mối quan hệ bạn bè bền chặt.
- Mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác về xin lỗi. Có người cho rằng làm như vậy, niềm tự hào và tự tôn về bản thân đã bị giảm sút. Đó chính là lý do khiến mọi người thấy khó khăn và e ngại khi nói xin lỗi. Tuy nhiên, một số trường hợp, nó còn khiến bạn được đánh giá cao hơn bởi sự thẳng thắn và trung thực thừa nhận sai lầm.
- Do vậy, khi làm tổn thương một người thân, chúng ta nên tỏ rõ sự ăn năn, nhìn vào mặt người đó và nói rõ ràng: "Tôi xin lỗi".
* Lưu ý: Nếu HS đáp ứng các yêu cầu trên mà không có câu đặc biệt thì giám khảo chấm một nửa tổng số điểm của câu này.
0.5
0.5
0.5
0.5
4
I. Yêu cầu chung:
- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích.
- Lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), viết đúng chính
TRIỆU PHONG Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a) Câu văn sau có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
( Trích: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh)
Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.
b) Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết thành phần câu nào đã được rút gọn: “ Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự im lặng của núi rừng.” ( Trích: “ Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)
Câu 2 (1.0 điểm)
Cho đoạn trích sau : “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?
b. Tìm hai câu tục ngữ nói về “lòng yêu thương”
Câu 3 (2.0 điểm)
Ai cũng ít nhất một lần làm người khác tổn thương. Điều quan trọng là sau đó bạn sẽ làm thế nào để giúp mối quan hệ vẫn tốt đẹp. Trước hết, cần học cách nói lời xin lỗi.
Em có đồng ý với nhận định trên không? Hãy viết đoạn văn khoảng mười câu nêu suy nghĩ của em về lời xin lỗi, có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt có trong đoạn văn mà em vừa viết.
Câu 4 ( 5.0 điểm)
Hãy viết bài văn để giải thích câu nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
( Đề thi gồm 01 trang, 04 câu. Giám thị không giải thích gì thêm)
....................HẾT.................
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
a
b
- Chỉ ra từ được đổi trật tự: “ nồng nàn”.
- Tác dụng: nhấn mạnh mức độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành của lòng yêu nước.
0.5
0.5
- Câu rút gọn: "Uống sữa xong".
- Rút gọn: chủ ngữ
0.5
0.5
2
a
b
Đoạn văn trích từ “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh.
Tìm hai câu tục ngữ nói về “lòng yêu thương”. Học sinh có thể dùng những câu khác miễn sao đúng yêu cầu.
VD: Thương người như thể thương thân
Lá lành đùm lá rách
0.5
0.5
3
HS viết thành đoạn văn đúng yêu cầu: có ít nhất một câu đặc biệt, không xuống dòng; có đủ các ý sau:
- Lời xin lỗi là lời nói của bản thân khi nhận thức được lỗi lầm của mình và mong người được xin lỗi bao dung, tha thứ và bỏ qua.
- Đôi khi, vì cái tôi quá lớn, ta vô tình làm tổn thương những người thân thương của mình. Khi đó, việc cần làm nhất chính là nói lời xin lỗi để được tha thứ và tiếp tục giữ mối quan hệ bạn bè bền chặt.
- Mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác về xin lỗi. Có người cho rằng làm như vậy, niềm tự hào và tự tôn về bản thân đã bị giảm sút. Đó chính là lý do khiến mọi người thấy khó khăn và e ngại khi nói xin lỗi. Tuy nhiên, một số trường hợp, nó còn khiến bạn được đánh giá cao hơn bởi sự thẳng thắn và trung thực thừa nhận sai lầm.
- Do vậy, khi làm tổn thương một người thân, chúng ta nên tỏ rõ sự ăn năn, nhìn vào mặt người đó và nói rõ ràng: "Tôi xin lỗi".
* Lưu ý: Nếu HS đáp ứng các yêu cầu trên mà không có câu đặc biệt thì giám khảo chấm một nửa tổng số điểm của câu này.
0.5
0.5
0.5
0.5
4
I. Yêu cầu chung:
- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích.
- Lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), viết đúng chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Khắc Hùng
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 14
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)