Văn 7 2015
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thuận |
Ngày 11/10/2018 |
76
Chia sẻ tài liệu: Văn 7 2015 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
Đề thi 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (4.0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2: (6.0 điểm)
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng)
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay trong đoạn văn đó.
Câu 3: ( 10.0 điểm)
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh ......................................................... SBD ...................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN NGỮ VĂN 7
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Nội dung cần đạt
ĐIỂM
Câu 1: (4.0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
a) Từ bị chép sai là từ đêm.
- Sửa lại: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
0,25
0,25
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
0,50
0,50
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- So sánh: cảnh khuya như vẽ
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng .
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác, thể hiện
Đề thi 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (4.0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 2: (6.0 điểm)
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng)
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay trong đoạn văn đó.
Câu 3: ( 10.0 điểm)
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh ......................................................... SBD ...................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN NGỮ VĂN 7
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Nội dung cần đạt
ĐIỂM
Câu 1: (4.0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
a) Từ bị chép sai là từ đêm.
- Sửa lại: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
0,25
0,25
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
0,50
0,50
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- So sánh: cảnh khuya như vẽ
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng .
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác, thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thuận
Dung lượng: 83,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)