V11. Ôn tập Tiếng Việt 11
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: V11. Ôn tập Tiếng Việt 11 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 11
Bài 1. NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân
1/ Giọng nói cá nhân:
2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
Bài 2 : THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
1. Thành ngữ :
Thành ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do.
- Thành ngữ có tính hình tượng
- Thành ngữ có tính khái quát
- Thành ngữ có sắc thái biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với điều được nói đến.
Vd : khỏe như voi, thuận buồm xuôi gió, chân ướt chân ráo.
2. Điển cố :
Điển cố thường được quan niệm là những sự việc hay câu chữ trong đời sống hoặc sách vở đời trước được người đời sau dẫn ra trong thơ văn để biểu hiển một ý nào đó.
Vd: Thị thơm thị giấu người thơm ( điển cố truyện Tấm cám)
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta (Điển cố từ truyện Đẽo cày giữa đường)
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì.
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Truyện cổ nước mình)
3. Khi sử dụng thành ngữ, điển cố trong nói và viết tiếng Việt cần lưu ý :
- Hiểu đúng nghĩa của thành ngữ (nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu cảm)
- Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
Bài 3 : THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
1. Từ nhiều nghĩa :
Là những từ ngoài nghĩa gốc(nghĩa đầu tiên) còn có nhiều nghĩa khác(nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh, nghĩa bóng...)
Vd : Từ Lá
+Nghĩa gốc : chỉ bộ phận của cây, thường ở ngọn, cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.
+ Các nghĩa khác :
Lá trong lá gan, lá phổi : chỉ một bộ phận của cơ thể người
Lá trong lá thép, lá vàng, lá đồng : chỉ các vật bằng kim loại mỏng, có bề mặt
Lá trong lá tre, lá nứa : chỉ các vật bằng tre, nứa mỏng, có bề mặt.
Lá trong lá đơn, lá thư.. : Chỉ các vật bằng giấy mỏng, có bề mặt như lá cây
* Lưu ý khi sử dụng từ nhiều nghĩa
- Cân nhắc kĩ khi dùng
- Dùng đúng nghĩa, phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
2. Từ đồng nghĩa : Là những từ khác nhau về hình thức âm thanh, nhưng biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản.
VD : Chết : hi sinh, từ trần, toi, nghoẻo...
Bài 4 : NGỮ CẢNH
1. Khái niệm
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.
2. Các nhân tố
Bài 1. NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân
1/ Giọng nói cá nhân:
2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
Bài 2 : THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
1. Thành ngữ :
Thành ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do.
- Thành ngữ có tính hình tượng
- Thành ngữ có tính khái quát
- Thành ngữ có sắc thái biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với điều được nói đến.
Vd : khỏe như voi, thuận buồm xuôi gió, chân ướt chân ráo.
2. Điển cố :
Điển cố thường được quan niệm là những sự việc hay câu chữ trong đời sống hoặc sách vở đời trước được người đời sau dẫn ra trong thơ văn để biểu hiển một ý nào đó.
Vd: Thị thơm thị giấu người thơm ( điển cố truyện Tấm cám)
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta (Điển cố từ truyện Đẽo cày giữa đường)
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì.
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Truyện cổ nước mình)
3. Khi sử dụng thành ngữ, điển cố trong nói và viết tiếng Việt cần lưu ý :
- Hiểu đúng nghĩa của thành ngữ (nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu cảm)
- Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
Bài 3 : THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
1. Từ nhiều nghĩa :
Là những từ ngoài nghĩa gốc(nghĩa đầu tiên) còn có nhiều nghĩa khác(nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh, nghĩa bóng...)
Vd : Từ Lá
+Nghĩa gốc : chỉ bộ phận của cây, thường ở ngọn, cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.
+ Các nghĩa khác :
Lá trong lá gan, lá phổi : chỉ một bộ phận của cơ thể người
Lá trong lá thép, lá vàng, lá đồng : chỉ các vật bằng kim loại mỏng, có bề mặt
Lá trong lá tre, lá nứa : chỉ các vật bằng tre, nứa mỏng, có bề mặt.
Lá trong lá đơn, lá thư.. : Chỉ các vật bằng giấy mỏng, có bề mặt như lá cây
* Lưu ý khi sử dụng từ nhiều nghĩa
- Cân nhắc kĩ khi dùng
- Dùng đúng nghĩa, phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
2. Từ đồng nghĩa : Là những từ khác nhau về hình thức âm thanh, nhưng biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản.
VD : Chết : hi sinh, từ trần, toi, nghoẻo...
Bài 4 : NGỮ CẢNH
1. Khái niệm
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.
2. Các nhân tố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 11,58KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)