ứng dung CNTT vảo soạn GAĐT

Chia sẻ bởi Lâm Quang Thịnh | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: ứng dung CNTT vảo soạn GAĐT thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử.


- Đăng ngày: 21/01/2008- Lượt đọc: 334

Ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử.
I-CƠ SỞ VIỆC ÁP DỤNG CNTT VÀO SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ (GAĐT) VÀ DẠY HỌC . 
Chúng ta đều biết hiện nay CNTT có vai trò to lớn trong các ngành khoa học then chốt, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội. Vây CNTT là gì? Thật đơn giản: CNTT là những thiết bị điện tử ta thường gọi là phần cứng ví dụ như : Bộ máy tính, máy tính sách tay, các loại ổ đĩa, máy ảnh, camera, máy in, máy Scane, modem, điện thoại, máy chiếu, loa đài. Con người điều khiển các thiết bị trên thông qua các hệ điều hành, các chương trình và ứng dụng mà ta thường gọi phần mềm ví dụ như: HĐH WINDOWS, MS-DOS, bộ office, mathcad, violet, macro flat, Sketchpat, photoshost, photoshow ... nhằm làm thay đổi một lượng thông tin để phục vụ mục đích của con người. Để tăng cường chất lượng dạy học, để phát huy sự hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực, cá nhân tôi và các đồng chí giáo viên trong trường mạnh dạn áp dụng CNTT vào soạn GAĐT và dạy học, coi CNTT là phương tiện để hỗ trợ các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
II- CÁCH ÁP DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC :
1-Chuẩn bị cơ sở vật chất :
- Nhà trường phải có hệ thống điện ổn định tới mỗi phòng học .
-Bộ máy tính để bàn, hoặc máy tính sách tay. Có cài đặt hệ điều hành, bộ office.- Các thiết bị ngoại vi : Máy in, máy chiếu, máy quét, máy ảnh, loa vi tính, modem có đường truyền internet băng thông rộng nếu có.
- Các phần mềm phục vụ soạn GAĐT và hoạt động ngoại khoá như : các ứng dụng chạy trên bộ office, violet, mathcad, sketchpad, macro flat, corendraw , ...
2- Yêu cầu đối với giáo viên :
- Mỗi GV phải có trình độ tin học chương trình A trở lên , sử dụng thành thạo các phần mềm đặc trưng cho mỗi bộ môn.
- GV phải trực tiếp giảng dạy hoặc được đào tạo về bộ môn đó trong trường sư phạm .
- Mỗi giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề dạy học .
3-Cách tiến hành soạn GAĐT :
- Thông qua việc soạn GAĐT và thực dạy các GAĐT trên lớp tôi và các đ/c GV trong trường mạnh dạn đưa ra các bước để soạn một GAĐT như sau :
Bước 1: Soạn bài dạy trên giáo án bình thường , dựa vào mục tiêu của bài dạy và trình tự nội dung kiến thức cần truyền đạt, các phương pháp cần sử dụng cho tiết dạy để tiến hành bước 2
Bước 2 : Trên cơ sở bước 1 chia nhỏ nội dung kiến thức bài dạy thành các hoạt động theo trình tự điều khiển tiết dạy VD như : Bài dạy “ Vị trí tương đối của hai đường tròn “ :
+ HĐ1 : KT bài cũ vào bài mới .
+HĐ2 : XĐ hai đường tròn trùng nhau , hai đường tròn phân biệt có không quá 2 điêm chung .
+HĐ3 : Nhận biết vị trí tương đối của hai đường tròn .
+HĐ4 : Nhận biết T/C của đường nối tâm của hai đường tròn , phát biểu ĐL.
+HĐ5 : Luyện tập củng cố ĐL .
+HĐ6 : Luyện tập củng cố cho toàn bài dạy.
+HĐ7 : HDVN.
Bước 3 : Dựa trên mục tiêu và phương pháp thể hiện ở mỗi hoạt động, giáo viên cần lựa chọn cách thể hiện trên máy, cách tiến hành tổ chức trên lớp. Chọn phần mềm các tài nguyên để thiết kế trên máy tính VD như :

PP DẠY HỌC
THỂ HIỆN TRÊN MÁY
HĐ TRÊN LỚP
CHỌN PM-PC

HĐ1
Trắc nghiệm, gợi mở .
Trình chiếu (TC) : câu hỏi và đáp án có sự liên kết .
Quan sát, chọn đáp án, trả lời câu hỏi của GV
Máy tính, máy chiếu, loa, Powerpoint, hình ảnh động , âm thanh

HĐ2
Trực quan, gợi mở
TC - nội dung được hiện ẩn đủ thời gian HS ghi bài
Quan sát, tư duy, trả lời câu hỏi và ghi bài vẽ hình .
Máy tính, máy chiếu, loa, CT đồ hoạ Sketchpad .

HĐ3
Trực quan , tưởng tượng, gợi mở .
TC sự cđ của 2 đt dể HS quan sát ghi bài vẽ hình
Quan sát, tư duy, trả lời câu hỏi và ghi bài vẽ hình .
Máy tính, máy chiếu, loa, CT đồ hoạ Sketchpad .

HĐ4
Trực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Quang Thịnh
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)