TY GIA HOI DOAI
Chia sẻ bởi Thuy Anh Nguyen |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: TY GIA HOI DOAI thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề Tài : Tình Hình Tỷ Giá Ngoại Tệ Việt Nam 2008-2009 Và Nguyên Nhân Ảnh Hưởng
Tỷ giá hối đoái( tỷ giá) là gì?
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
Vd:1USD=115,19JPY,trong đó giá của USD được biểu thị bằng JPY và 1USD có giá là 115,19JPY.
TGHĐ còn được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước. Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND.
TGHĐ bao gồm :
TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước và chưa tính đến sức mua của đồng tiền.
TGHĐ thực là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước.
TGHĐ hiệu quả thực là tỷ giá được điều chỉnh theo một số các tỷ giá thực của các nước đối tác thương mại.
TGHĐ thực cân bằng là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đồng thời đạt cân bằng bên trong (cân bằng trên thị trường hàng hoá phi mậu dịch) và cân bằng bên ngoài (cân bằng tài khoản vãng lai).
Ảnh hưởng của tỷ giá.
Đối với cán cân thương mại.
Đối với lạm phát.
Đối với đầu tư quốc tế.
Các nhân tố chính ảnh hưởng tới TGHĐ :
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh huờng đến TGHĐ.
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…
Tình hình tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam năm 2008.
Tỷ giá trên thị trường tự do bỏ xa dần khoảng cách với tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.
Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế.
Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.
Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều.
Thị trường LNH .
Thị trường tự do .
Biên độ .
Tỷ giá ổn định dần về cuối năm.
Tình hình tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam năm 2009.
Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam .
Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.
Diễn biến tỷ giá
Đầu tiên, xét trên thị trường liên ngân hàng.
Ở giai đoạn 1, tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng)
Giai đoạn 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) trong khoảng 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 3, từ cuối tháng 10/2009 tỷ giá tăng mạnh tăng 0,11% so với đầu tháng 10/2009 và tăng 0,21% so với đầu năm 2009 và đến ngày 10/11 cao hơn giá trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần.
Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều.
Giai đoạn 1, chúng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên liên ngân hàng trên 100 điểm.
Giai đoạn 2, từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng.
Sang giai đoạn 3, tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh.
Đến giai đoạn 4, tỷ giá thị trường này giảm mạnh.
Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tỷ giá thị trường biến động rất ít.
Ở giai đoạn 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh mức 16.980 đồng.
Giai đoạn 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935 đồng (- 0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhưng mức tăng thấp.
Giai đoạn 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn không nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ 0,3%.
Ở giai đoạn 4, kể từ 26/11, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.
Cùng với USD, những ngoại tệ khác cũng tăng giá mạnh mẽ mà tỷ giá tính chéo giữa VND với một số ngoại tệ khác được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ. Và những nhà đầu cơ ngoại tệ khác ngoài USD đã vớ bẫm, mặc dù đó mới chỉ là số lời lãi tính trên tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước, còn thực tế thì còn lớn hơn nhiều.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá 2008-2009
Trước hết là yếu tố tâm lý, doanh nghiệp và người dân đều biết nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung, cầu ngoại tệ trên thị trường
Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan. Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ chống khủng hoảng, trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng phổ biến là nhiều doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND.
Tóm lại, đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì?
NHNN xác định tiến hành đồng bộ theo 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: thông tin tuyên truyền; sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.
Thông tin tuyên truyền
Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.
Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau.
Sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường
Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn.
Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.
Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại.
Chống đầu cơ
Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép.
Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.
Danh sách nhóm 2
1. Huỳnh Tuấn Đạt
2. Lê Tuấn Anh
3. Nguyễn Văn Công
4. Lê Ngọc Ánh
5. Nguyễn Thanh Dương
MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề Tài : Tình Hình Tỷ Giá Ngoại Tệ Việt Nam 2008-2009 Và Nguyên Nhân Ảnh Hưởng
Tỷ giá hối đoái( tỷ giá) là gì?
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
Vd:1USD=115,19JPY,trong đó giá của USD được biểu thị bằng JPY và 1USD có giá là 115,19JPY.
TGHĐ còn được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước. Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND.
TGHĐ bao gồm :
TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước và chưa tính đến sức mua của đồng tiền.
TGHĐ thực là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước.
TGHĐ hiệu quả thực là tỷ giá được điều chỉnh theo một số các tỷ giá thực của các nước đối tác thương mại.
TGHĐ thực cân bằng là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đồng thời đạt cân bằng bên trong (cân bằng trên thị trường hàng hoá phi mậu dịch) và cân bằng bên ngoài (cân bằng tài khoản vãng lai).
Ảnh hưởng của tỷ giá.
Đối với cán cân thương mại.
Đối với lạm phát.
Đối với đầu tư quốc tế.
Các nhân tố chính ảnh hưởng tới TGHĐ :
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố thứ hai ảnh huờng đến TGHĐ.
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…
Tình hình tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam năm 2008.
Tỷ giá trên thị trường tự do bỏ xa dần khoảng cách với tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.
Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế.
Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.
Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều.
Thị trường LNH .
Thị trường tự do .
Biên độ .
Tỷ giá ổn định dần về cuối năm.
Tình hình tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam năm 2009.
Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam .
Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.
Diễn biến tỷ giá
Đầu tiên, xét trên thị trường liên ngân hàng.
Ở giai đoạn 1, tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng)
Giai đoạn 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) trong khoảng 10 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 3, từ cuối tháng 10/2009 tỷ giá tăng mạnh tăng 0,11% so với đầu tháng 10/2009 và tăng 0,21% so với đầu năm 2009 và đến ngày 10/11 cao hơn giá trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức 19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần.
Giai đoạn 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần.
Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều.
Giai đoạn 1, chúng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên liên ngân hàng trên 100 điểm.
Giai đoạn 2, từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng.
Sang giai đoạn 3, tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh.
Đến giai đoạn 4, tỷ giá thị trường này giảm mạnh.
Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tỷ giá thị trường biến động rất ít.
Ở giai đoạn 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh mức 16.980 đồng.
Giai đoạn 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935 đồng (- 0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhưng mức tăng thấp.
Giai đoạn 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn không nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ 0,3%.
Ở giai đoạn 4, kể từ 26/11, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.
Cùng với USD, những ngoại tệ khác cũng tăng giá mạnh mẽ mà tỷ giá tính chéo giữa VND với một số ngoại tệ khác được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ. Và những nhà đầu cơ ngoại tệ khác ngoài USD đã vớ bẫm, mặc dù đó mới chỉ là số lời lãi tính trên tỷ giá tính chéo của Ngân hàng Nhà nước, còn thực tế thì còn lớn hơn nhiều.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá 2008-2009
Trước hết là yếu tố tâm lý, doanh nghiệp và người dân đều biết nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung, cầu ngoại tệ trên thị trường
Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan. Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ chống khủng hoảng, trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng phổ biến là nhiều doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND.
Tóm lại, đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì?
NHNN xác định tiến hành đồng bộ theo 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: thông tin tuyên truyền; sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.
Thông tin tuyên truyền
Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.
Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau.
Sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường
Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn.
Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.
Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại.
Chống đầu cơ
Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép.
Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.
Danh sách nhóm 2
1. Huỳnh Tuấn Đạt
2. Lê Tuấn Anh
3. Nguyễn Văn Công
4. Lê Ngọc Ánh
5. Nguyễn Thanh Dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thuy Anh Nguyen
Dung lượng: 316,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)