TV7

Chia sẻ bởi Hồ Quốc Vương | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: TV7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỒNG LOẠT
Môn: VIỆT 7 (Đề 1)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: (0,25đ) Câu đặc biệt là câu :
A. cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
C. chỉ có chủ ngữ

B. không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
D. chỉ có vị ngữ

Câu 2: (0,25đ) Câu “ Cần ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” rút gọn thành phần:
A. chủ ngữ
B. vị ngữ
C. chủ ngữ và vị ngữ
D. trạng ngữ

Câu 3: (0,25đ) Gạch chân trạng ngữ trong các sau:
Chị là người ở đây lâu nhất, từ ngày đầu mới mở công trường.
Câu 4: (0,25đ) Câu đặc biệt có thể khôi phục lại được chủ ngữ, vị ngữ . A. Đúng B. Sai
Câu 5: (0,25đ) Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích:
A. làm cho câu gọn hơn
C. làm cho nồng cốt câu chặt chẽ

B. để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
D. làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn

Câu 6: (0,25đ) Ta thường gặp nhiều câu rút gọn trong:
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần (thơ, ca dao)

Câu 7: (0,5đ)Đọc bảng sau rồi đánh dấu vào ô thích hợp
Tác dụng
Câu đặc biệt
Bộc lộ
cảm xúc
Liệt kê
thông báo
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp

Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng.





Câu 8: (0,25đ) Trả lời cho câu hỏi sau bằng câu rút gọn:“ Hằng ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học?”
- ………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: (0,25đ) Trong các câu sau, câu đặc biệt là:
A. Bầu trời không một gợn mây.
B. Mùa xuân đã về.
C. Tiếng máy cày.
D. Mưa rất to.

Câu 10: (0,25đ) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho đúng
“ Người ta có thể tách trạng ngữ , đặc biệt là trạng ngữ đứng ở …………………………………. , thành câu riêng”
Câu 11: (0,25đ) Dòng nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu là:
A. danh từ, động từ, tính từ
B. cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. các quan hệ từ
D. câu A và B đều đúng

Câu 12: (0,25đ) Hai câu văn: “Có khi trưng bày trong tử kính trong bình pha lê rõ ràng, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu đặc biệt
A. Đúng B. Sai
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
a) Trình bày những công dụng của trạng ngữ? (1đ)
b)Thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn vào các câu sau sao cho hợp lí : (1đ)
(1) ……………………………………………………………………., lắc lư những chùm quả chín.
(2) ……………………………………………………………………., quang cảnh đồng quê thật nhộn nhịp.
Câu 2: Đọc các câu rút gọn in đậm sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
(1) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước.
(2) Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
- Chưa.
a) Trong các câu in đậm trên, thành phần nào được rút gọn? (1đ) Hãy khôi phục thành phần được rút gọn (1đ)
b) Việc rút gọn trong hai trường hợp trên đã hợp lí hay chưa? Tại sao? (1đ)
Câu 3: (2đ) Viết một đoạn văn biểu cảm về mùa xuân (khoảng 5 câu), trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một trạng ngữ. (chỉ rõ câu đặc biệt, trạng ngữ)
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỒNG LOẠT
Môn: VIỆT 7 (Đề 2)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: (0,25đ) Ta thường gặp nhiều câu rút gọn trong:
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần (thơ, ca dao)

Câu 2: (0,25đ) Dòng nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu là:
A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Quốc Vương
Dung lượng: 84,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)