Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 2011

Chia sẻ bởi Tạ Xuân Thuỷ | Ngày 09/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 2011 thuộc Kể chuyện 1

Nội dung tài liệu:

1
KỸ NĂNG THỰC HIỆN MỘT SỐ
HÌNH THỨC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
2
NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Mục đích tập huấn: Trang bị một số kỹ năng PBGDPL cho cán bộ pháp chế của ngành.
Hình thức PBGDPL: Có nhiều hình thức, chuyên đề này chỉ nêu 3 hình thức PBGDPL quan trọng.
Một số gợi ý giúp thuận lợi hơn trong công tác PBGDPL tại đơn vị giáo dục.
3
HÌNH THỨC PBGDPL
Có 3 hình thức:
1. Tuyên truyền miệng.
2. Tổ chức hội thi tìm hiểu.
3. Biên soạn tài liệu PBGDPL.
4
I. TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

Các bước tiến hành.

Kỹ năng xây dựng đề cương.

Kỹ năng tiến hành.
5
Chuẩn bị.

Tiến hành.
TUYÊN TRUYỀN MIỆNG




6
Gồm các nội dung chính sau đây:

(i) Xác định mục đích của bài nói.
(ii) Tìm hiểu đặc điểm người nghe.
(iii) Thu thập, nghiên cứu và xử lý tài liệu.
(iv) Xây dựng đề cương bài nói (trình bày ở phần sau).
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ
7
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý TRƯỚC
KHI THUYẾT TRÌNH
Trang phục lịch sự.
Đến trước 10 phút theo thư mời (Làm quen với đơn vị mời thuyết trình, kiểm tra lại tài liệu, máy móc mang theo…)
Đề nghị hỗ trợ kỹ thuật.
Trao đổi trước về chương trình với MC.
Chú ý tính logic về không gian hội trường.
Chào mừng đại biểu, lời giới thiệu bản thân ngắn gọn.
Một số quy ước trước khi bắt đầu bài nói (tắt điện thoại, vấn đề ra ngoài của người nghe…)
8
(i) Vào đề.

(ii) Nội dung.

(iii) Trả lời câu hỏi của người nghe.

(iv) Kết thúc bài nói.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BUỔI
TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
9
Là phần giới thiệu vấn đề, định hướng tư duy, khơi gợi nhu cầu của đối tượng, thiết lập quan hệ giữa người nói với người nghe.

Trước khi bắt đầu phần vào đề, BCV cần tạo sự chú ý ban đầu. Trong phần vào đề, BCV cần giới thiệu tóm tắt đề cương của bài nói để người nghe chủ động theo dõi. Phần giới thiệu ngắn gọn, cần nói rõ bài nói có mấy phần, thời gian trong bao lâu, có đối thoại hay không...
VÀO ĐỀ
10
BCV có thể vào đề từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều trong thời gian qua; có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền hoặc một câu chuyện có liên quan mà tình cờ BCV biết được qua trao đổi trước buổi tuyên truyền với một số người nghe...
VÀO ĐỀ
11
NỘI DUNG
Đây là trọng tâm chủ yếu của buổi nói chuyện, BCV cần làm cho đối tượng hiểu, nắm được nội dung pháp luật cần tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng.
BCV cần dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng quy định của pháp luật. Lập luận trong khi giải thích cần chính xác, mạch lạc có kèm theo các ví dụ, tình huống thực tế.
12
NỘI DUNG

Phải chú ý đến bố cục của bài nói cho cân xứng, tránh sa đà vào một nội dung để “đầu voi, đuôi chuột”, “cháy giáo án”.

Phải thường xuyên bao quát, theo dõi người nghe đang tiếp thu bài nói của mình như thế nào để chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp trình bày.
13
Cần dành một thời gian cần thiết để trả lời các câu hỏi mà người nghe.
Gợi ý và hướng người nghe nêu câu hỏi, tập trung vào nội dung và chủ đề tuyên truyền.
Luôn có thái độ cầu thị, tôn trọng, chú ý lắng nghe câu hỏi của người nghe để trả lời rõ ràng, đúng và trúng yêu cầu của câu hỏi.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
14
Có thể kết thúc bài nói bằng nhiều cách:
- Hệ thống lại toàn bộ bài nói một cách ngắn gọn.
- Khái quát hoặc tóm tắt lại những vấn đề cơ bản nhất trong nội dung vừa trình bày, tùy từng đối tượng mà nêu những vấn đề cần lưu ý đối với họ.
- Cần kết thúc bài nói sớm hơn dự định khoảng vài phút, tuyệt đối không nên kéo dài quá giờ, gây ức chế về tâm lý người nghe.
KẾT THÚC BÀI NÓI
15
Đề cương không được quá sơ sài nhưng cũng không biến đề cương thành một bài viết sẵn để đọc.
Cấu trúc:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết luận.
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI THUYẾT TRÌNH
16
Mở đầu.
Nội dung:
- Sự cần thiết.
- Quá trình xây dựng.
- Bố cục chương trình.
- Những điểm mới.
- Một số…
- Vấn đề triển khai Luật.
Kết luận:
- Tóm tắt.
- Trách nhiệm người nghe.
Ví dụ Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, gồm:
17
MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VỀ PHÁP LUẬT
Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe.
Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói.
Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền pháp luật trực tiếp.
Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền pháp luật trực tiếp.
Xử lý một số tình huống trong tuyên truyền pháp luật trực tiếp.
18
Gồm 3 nội dung:

Chuẩn bị.

Tổ chức thi.

Tổng kết.
II. PBGDPL THÔNG QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT
19
Hình thành chủ trương về cuộc thi.
Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi.
Thành lập ban tổ chức cuộc thi.
Xây dựng thể lệ cuộc thi.
Xây dựng bộ đề thi và quy chế chấm thi.
Thành lập Ban giám khảo (hoặc Ban chấm thi).
Dự trù kinh phí, tạm ứng kinh phí.
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
20
Phát động cuộc thi và công bố thể lệ, nội dung (hoặc câu hỏi) cuộc thi.
Tuyên truyền về cuộc thi.
Tổ chức buổi thi hoặc chấm thi:
- Đối với hình thức thi trả lời trực tiếp hoặc thi trên sân khấu.

- Đối với hình thức thi viết.
GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CUỘC THI
21
TỔNG KẾT, PHÁT GIẢI THƯỞNG
Phát giải thưởng (Trang trọng, lịch sự).
Tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm; phân tích cụ thể những ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức.
Quyết toán.
Lưu trữ tài liệu.
Báo cáo cấp trên (nếu có).
22
III. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU PBGDPL
Gồm:

1. Biên soạn đề cương PBGDPL.

2. Biên soạn tài liệu pháp luật phổ thông.
23
1. BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG

Bố cục đề cương PBGDPL.


Các bước cần thiết để viết đề cương.
24
Đề cương PBGDPL thường bao gồm 3 phần chính là:

Phần 1. Những vấn đề chung.

Phần 2. Nội dung chủ yếu của văn bản.

Phần 3. Tổ chức thực hiện.
BỐ CỤC ĐỀ CƯƠNG PBGDPL
25
Bước 1: Nghiên cứu văn bản cần tuyên truyền.
Bước 2: Thu thập, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản.
Bước 3: Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, phong tục, truyền thống, tình hình vi phạm pháp luật, yêu cầu quản lý về lĩnh vực đề cập đến trong văn bản.
Bước 4: Biên soạn đề cương.
Bước 5: Biên tập đề cương.
CÁC BƯỚC VIẾT ĐỀ CƯƠNG
26
VÍ DỤ VỀ ĐỀ CƯƠNG PBGDPL
Đề cương giới thiệu Luật Viên chức.

Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Đề cương giới thiệu Luật Tố tụng hành chính.

(Nguồn: Trang thông tin PBGDPL của Bộ Tư pháp http://moj.gov.vn/pbgdpl/Pages/Default.aspx)
27
2. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG
Gồm:

Biên soạn.


Kỹ năng biên soạn.
28
Theo các bước sau:
(i) Xây dựng kế hoạch biên soạn tài liệu.
(ii) Thành lập ban biên tập và dự kiến người tham gia biên soạn.
(iii) Tổ chức họp ban biên tập triển khai việc biên soạn và thống nhất các vấn đề.
(iv) Biên tập:
- Biên tập lần đầu.
- Biên tập lần hai.
(v) Thẩm định.
(vi) In ấn, phát hành (lưu hành nội bộ).
BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG
29
Tài liệu hỏi đáp pháp luật.

Tài liệu hướng dẫn tìm hiểu pháp luật.

Tài liệu pháp luật bỏ túi.
KỸ NĂNG BIÊN SOẠN MỘT SỐ LOẠI TÀI LIỆU PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG
30
CÂU HỎI THAM LUẬN
Hình thức PBGDPL nào thường được sử dụng ở trường Anh/Chị?
Hình thức nào có hiệu quả nhất? Tại sao?
Vấn đề cần quan tâm nhất khi tiến hành một buổi tuyên truyền miệng về pháp luật là gì?
Nếu là BCV, Anh/Chị xử lý thế nào trong các tình huống sau:
1. BTC giới thiệu sai tên, chức danh của Anh/Chị.
2. Nói hết nội dung rồi mà thời gian vẫn còn.
3. Nói hết thời gian rồi mà nội dung vẫn còn.
4. Đang nói thì thấy người nghe ồn ào, thiếu tập trung.
5. Người nghe nêu câu hỏi về vấn đề mà Anh/Chị không nắm vững.
6. Đang nói thì mất điện.
31
Trao đổi tại hội trường
CÁCH THỨC THAM LUẬN
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tập huấn công tác pháp chế năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu nghiệp vụ PBGDPL của Bộ Tư pháp.
Tài liệu công tác PBGDPL của Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác.
Dự thảo Luật PBGDPL.
33
Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Xuân Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)