Tuyển tập đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 (hay) - Dương Thành Đạt (THCS Bình Thành)

Chia sẻ bởi Dương Thành Đạt | Ngày 11/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 (hay) - Dương Thành Đạt (THCS Bình Thành) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 7
Đề 1
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được rút gọn thành phần nào? Mục đích của việc rút gọn câu trên là gì?
Câu 2: ( 2 điểm)
Sau khi học văn bản Ca Huế trên sông Hương, em có nhận xét gì về giá trị nội dung của văn bản?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho tình huống sau: Ở địa phương em có một di tích lịch sử có liên quan đến nội dung bài học sắp tới. Cả lớp em muốn đến tham quan.
Em hãy thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên.  (Học sinh lưu ý không ghi họ tên thật )
Câu 2: ( 4 điểm)
Viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao












Đáp án đề 1
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
- Câu tục ngữ được rút gọn thành phần chủ ngữ.         
- Mục đích: Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
Câu 2: ( 2 điểm)
- Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà cón nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
HS biết viết văn bản đê nghị:
- Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?           
- Đáp ứng được các yêu cầu  về hình thức của văn bản đề nghị (Cách trình bày, các mục trong văn bản, diễn đạt, chữ viết...)                 
Câu 2: ( 4 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh.
- Giải thích rõ ràng, dễ hiểu có kết hợp dẫn chứng minh họa tiêu biểu.
- Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu câu tục ngữ và chủ đề cần giải thích.
b. Thân bài: (3 điểm)
- Giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ:        
- Nêu được ý nghĩa câu câu tục ngữ                                         
- Có những dẫn chứng tiêu biểu dể chứng minh làm rõ vấn đề          
c. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định lại lời khuyên về tinh tần đoàn kết là sức mạnh của ông cha t
Đề 2
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
a. Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Ngữ văn 7- tập 2) của tác giả nào? Thuộc kiểu văn bản gì?
b. Qua văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ", em học tập được điều gì ở Bác?
Câu 2: (1 điểm )
Hãy chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng?
1.Công an đang xử phạt người vi phạm luật giao thông.
2.Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
Câu 3: (1 điểm)
Nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ sau: "Thương người như thể thương thân". Đặt câu với câu tục ngữ trên.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Em hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".












Đáp án đề 2
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
a) -Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng.
-  Thuộc kiểu văn bản nghị luận.
b) - Qua văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em học tập được tính giản dị của Bác: giản dị trong lối sống,  trong sinh hoạt, giản dị trong việc làm và quan hệ với mọi người.
- Lối sống: Không xa hoa, đua đòi, ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, nghề nghiệp, phù hợp văn hóa dân tộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thành Đạt
Dung lượng: 53,08KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)