Tuyển tập đề thi ngữ văn 7 cuối năm hay

Chia sẻ bởi Nguyễn Đặng Anh Khoa | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: tuyển tập đề thi ngữ văn 7 cuối năm hay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


tập Đề thi môn Ngữ Văn 7 cuối năm

Nội dung ôn tập
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
NỘI DUNG ÔN TẬP HKII
Năm học: 2008 -2009
Môn NGỮ VĂN LỚP 7
******
I/. VĂN HỌC:
Câu 1: Tại sao các làn điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
Là do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò … thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
Câu 2: Sau khi học xong bài văn này, em biết thêm gì về vùng đất này?
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.Tâm hồn con người Huế phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm.
Câu 3: Em hiểu thế nào là tục ngữ? Viết 2 câu tục ngữ đã học (Một câu về TN và LĐSX, một câu về con người và XH )
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, LĐSX, XH), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Tục ngữ về TN và LĐSX: “Tấc đất tấc vàng”.
Tục ngữ về con người và XH: “Không thầy đố mày làm nên”.

Câu 4: Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”(Đặng Thai Mai)?
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp đó GT và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
Các dẫn chứng được dẫn ra khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ.
Câu 5: Trong văn bản “ ý nghĩa văn chương ”, theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “ …gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẽ có ”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào.
Câu 6 : Bằng các chi tiết trong tác phẩm “ sống chết mặc bay”, hãy chứng minh nghệ thuật tương phản mà tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng? đối lập là cách so sánh tưong đối nhưng cụ thể ,cái hay đối với cái dở,cái tốt đối với cái xấu,cái trong sáng đối với cái tối tăm cái thiện đối với cái ác v v .Nếu 2 mặt rõ ràng đem ra cân đong đo đếm so sánh thì kết quả nó trái ngươc nhau thì gọi là đối lập bạn ạ !
Cảnh ngoài đê
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.
Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên.
Hàng trăm nghìn con người đang cố sức hộ đê… trông thật thảm hại.
Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau.
Đê vỡ. một người nhà quê mình mẩy lấm láp tất tả chạy vào báo tin.
nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một lớn và cuối cùng thì đê vỡ.
Cảnh trong đình:
Đình ở trên mặt đê cao vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ.
Quan phủ uy nghi chễm trệ ngồi, không khí tĩnh mịch.
Bát yến hấp đường phèn nghi ngút khói, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía…
Đê vỡ mặc đê… không bằng nước bài cao thấp… quan phủ vẫn điềm nhiên chơi bài.
Quan đỏ mặt, tía tai quát mắng… và tiếp tục chơi bài đến khi ù được ván bài to.
Sự đam mê cờ bạc và thái độ vô trách nhệm, nhẫn tâm của tên quan phủ càng lúc càng cao.
Câu 7 : Phát biểu chung về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện?
Giá trị hiện thực : phản ánh sự đối lập hoàn toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đặng Anh Khoa
Dung lượng: 42,65KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)