Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm phần sinh học phân tử
Chia sẻ bởi Trần Anh Huy |
Ngày 15/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm phần sinh học phân tử thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
chuyên đề
Nhóm tham gia:
Nguyễn Thị Huyền Thương Trần Hương Lam
Trần Anh Lĩnh Lê Huy Hoàng
Hồ Thị Huyền Trang Nguyễn Thuỳ Giang
Lê Thị Thu Hà
DI TRUYỀN PHÂN TỬ
1. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đềôxyribô trong 1 nuclêôtit được thêm dấu phẩy vì:
Phân tử axit photphoric không có nguyên tử cacbon.
Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlynuclêôtit.
Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.
Mục đích phân biệt đường đêôxyribô và đường ribô.
Mục đích xác định vị trí gắn axit photphoric và bazơ nitric.
2. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlypeptit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí:
Cacbon thứ 3 của đường đềôxyribô.
Nhóm photphat.
Bazơ nitric.
Oxy của đường đềôxyribô.
Cacbon thứ nhất của đường đềôxyribô.
3. Sự đa dạng của phân tử axit đềôxyribônuclêic được quyết định bởi:
Số lượng của các nuclêôtit.
Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.
Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Cấu trúc không gian của axit đềôxyribônuclêic.
Tất cả đều đúng.
4. Liên kết photphodieste được hình thành giữa hai nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon:
1’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 3’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
3’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được đảm bảo bởi:
Các liên kết photphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlynuclêôtit.
Liên kết giữa các bazơ nitric và đường đêôxyribô.
Số lượng các liên kết hyđrô hình thành giữa các bazơ nitric của 2 mạch.
Sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.
Sự liên kết giữa các nuclêôtit.
6. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
Tính bền vững của các liên kết photphodieste.
Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung.
Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN.
Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc.
Đường kính của phân tử ADN.
7. ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở:
Vi khuẩn.
Lạp thể.
Ti thể.
B và C đúng.
A, B và C đều đúng.
8. Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là:
Vi khuẩn.
Virut.
Một số loại vi khuẩn.
Một số loại virut.
Tất cả các tế bào nhân sơ.
9. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:
Trình tự của các axit photphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Trình tự của các nucleotit trên gen quy định trình tự của các axit amin.
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
Trình tự của các đềôxyribô quy định trình tự của các bazơ nitric.
10. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzym ADN pôlymeraza tác động theo cách sau:
Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên 1 phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym di chuyển song song ngược chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ để hình thành nên các phân tử ADN con bằng cách lắp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym ADN polymeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’.
Enzym tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng hơn.
11. Hai mạch ADN mới được hình thành dưới tác dụng của enzym pôlymeraza dựa trên 2 mạch của phân tử ADN cũ theo cách:
Phát triển theo hướng từ 3’ đến 5’(của mạch mới).
Phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’(của mạch mới).
Một mạch mới được tổng hợp theo hướng từ 3’ đến 5’ còn mạch mới kia phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’.
Hai mạch mới được tổng hợp theo hướng ngẫu nhiên, tuỳ theo vị trí tác dụng của enzym.
12. Đoạn Okazaki là:
Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Một phân tử ARN thông tin được sao ra từ mạch không phải là mạch gốc của gen.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn trên 1 trong 2 mạch của ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Các đoạn ARN ribôxôm được tổng hợp từ các gen của nhân con.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp trên cả 2 mạch của phân tử ADN
Nhóm tham gia:
Nguyễn Thị Huyền Thương Trần Hương Lam
Trần Anh Lĩnh Lê Huy Hoàng
Hồ Thị Huyền Trang Nguyễn Thuỳ Giang
Lê Thị Thu Hà
DI TRUYỀN PHÂN TỬ
1. Vị trí các cacbon trong cấu trúc của đường đềôxyribô trong 1 nuclêôtit được thêm dấu phẩy vì:
Phân tử axit photphoric không có nguyên tử cacbon.
Để đánh dấu chiều của chuỗi pôlynuclêôtit.
Để phân biệt với các vị trí của nguyên tử C và N trong cấu trúc dạng vòng của bazơ nitric.
Mục đích phân biệt đường đêôxyribô và đường ribô.
Mục đích xác định vị trí gắn axit photphoric và bazơ nitric.
2. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlypeptit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí:
Cacbon thứ 3 của đường đềôxyribô.
Nhóm photphat.
Bazơ nitric.
Oxy của đường đềôxyribô.
Cacbon thứ nhất của đường đềôxyribô.
3. Sự đa dạng của phân tử axit đềôxyribônuclêic được quyết định bởi:
Số lượng của các nuclêôtit.
Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia.
Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Cấu trúc không gian của axit đềôxyribônuclêic.
Tất cả đều đúng.
4. Liên kết photphodieste được hình thành giữa hai nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon:
1’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 3’ của nuclêôtit sau.
5’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
3’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau.
5. Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được đảm bảo bởi:
Các liên kết photphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlynuclêôtit.
Liên kết giữa các bazơ nitric và đường đêôxyribô.
Số lượng các liên kết hyđrô hình thành giữa các bazơ nitric của 2 mạch.
Sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.
Sự liên kết giữa các nuclêôtit.
6. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
Tính bền vững của các liên kết photphodieste.
Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung.
Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN.
Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc.
Đường kính của phân tử ADN.
7. ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở:
Vi khuẩn.
Lạp thể.
Ti thể.
B và C đúng.
A, B và C đều đúng.
8. Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là:
Vi khuẩn.
Virut.
Một số loại vi khuẩn.
Một số loại virut.
Tất cả các tế bào nhân sơ.
9. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:
Trình tự của các axit photphoric quy định trình tự của các nuclêôtit.
Trình tự của các nucleotit trên gen quy định trình tự của các axit amin.
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
Trình tự của các đềôxyribô quy định trình tự của các bazơ nitric.
10. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzym ADN pôlymeraza tác động theo cách sau:
Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên 1 phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym di chuyển song song ngược chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ để hình thành nên các phân tử ADN con bằng cách lắp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.
Enzym ADN polymeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’.
Enzym tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh chóng hơn.
11. Hai mạch ADN mới được hình thành dưới tác dụng của enzym pôlymeraza dựa trên 2 mạch của phân tử ADN cũ theo cách:
Phát triển theo hướng từ 3’ đến 5’(của mạch mới).
Phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’(của mạch mới).
Một mạch mới được tổng hợp theo hướng từ 3’ đến 5’ còn mạch mới kia phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’.
Hai mạch mới được tổng hợp theo hướng ngẫu nhiên, tuỳ theo vị trí tác dụng của enzym.
12. Đoạn Okazaki là:
Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Một phân tử ARN thông tin được sao ra từ mạch không phải là mạch gốc của gen.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn trên 1 trong 2 mạch của ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
Các đoạn ARN ribôxôm được tổng hợp từ các gen của nhân con.
Các đoạn ADN mới được tổng hợp trên cả 2 mạch của phân tử ADN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Anh Huy
Dung lượng: 264,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)