Tulieu diali

Chia sẻ bởi Trần Tuấn Minh | Ngày 24/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: tulieu diali thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC


Vĩnh Long, ngày 7 tháng 8 năm 2009
Thầy (cô) hãy nhận xét môi trường trong thời gian qua ở nước ta?
TÌNH HÌNH GDMT TRONG THỜI GIAN QUA
1. Thuận lợi :

Các văn bản chỉ đạo về GD môi trường đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương . Cụ thể như sau:
- Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT luôn có sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương
- Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT.
- Quyết định 1363-QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Quyết định số 256/2003- QĐ-TTG ngày 2/12/2003 về chiến lược BVMT quốc gia đến nay 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được đẩy mạnh và tập trung chỉ đạo thực hiện
- Triển khai NQ 41-NQ/TW ngày 15/1/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH của đất nước
+Tạo chuyển biến khá mạnh về nhận thức
và hành động của đảng viên, cán bộ, nhân dân và cộng đồng xã hội
+ Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường được quan tâm và đẩy mạnh ở trung ương và nhiều địa phương
+ Đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”
+ Kinh phí môi trường được bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm ….
2.Hạn chế :

Công tác GDMT trong thời gian qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước về bảo vệ môi trường , các kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện việc giảng dạy BVMT chưa được triển khai một cách thống nhất và rộng khắp cả nước.
Việc cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết 41 thành các kế hoạch , chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương còn chậm ( Gần 2 năm )  Ảnh hưởng đến tiến độ , hiệu quả triển khai các nội dung của NQ 41-CT/TW

Các cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trong của công tác môi trường và phát triển bền vững (Nhiều địa phương chưa xây dựng chương trình hành động).

So với yêu cầu đặt ra NQ, mặt bằng nhận thức về bảo vệ môi trường trong xã hội vẫn chưa được nâng lên nhiều chưa biến thành ý thức nếp sống của mỗi người dân.

Sự ô nhiễm môi trường nước ta từ khi có NQ 41-CT/TW tiếp tục xuống cấp, nhiều nơi đã đến mức báo động, chất lượng các nguồn nước suy gảm mạnh, không khí ở nhiều khu dân cư, nhất là ở thành phố lớn và các khu đô thị đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và vượt mức tiêu chuẩn cho phép, khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất kinh doanh, tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp khai thác quá mức, không có quy hoạch, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo .
3. Mục tiêu của giáo dục BVMT:

- GD học sinh, sinh viên các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện BVMT.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giáo viên cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường .
4. Nội dung của Giáo dục BVMT:

Nội dung của GDBVMT phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
Trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ con người với thiên nhiên, trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh.
Do đó giáo dục BVMT vào trong giáo dục các bậc học là việc rất cần thiết, cách thức đưa vào nhà trường là việc “tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học”

Môi trường là gì? Chức năng cơ bản của môi trường?
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG :
1.Định nghĩa:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao gồm con người có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật .
Môi trường sống của con người được phân thành: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

+ Môi trường tự nhiên: gồm địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển làm cuộc sống con người với sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết qui định ….
2.Các chức năng cơ bản của môi trường
a.Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật :
Không khí để thở
Nước để uống
Nhà ở
Đất để sản xuất …..
b.Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất cho con người :
Các nguồn taì nguyên bao gồm :
Rừng tự nhiên
Nguồn nước
Động vật và thực vật
Khí hậu
c.Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất:
Sự gia tăng dân số , đô thị hóa chất thải vào môi trường càng nhiều,  ô nhiễm môi trường
Vai trò của môi trường được thể hiện qua:
- Biến đổi lý hóa: Pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng.
- Biến đổi sinh hóa: Khử các chất độc bằng con đường sinh hóa thông qua các chu trình vật chất của nitơ.
- Biến đổi sinh học: Nhờ vi sinh vật, chúng biến đổi các chất qua khoáng hóa, mùn hóa, amon hóa, nitrát hóa.
d. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người :
- Cung cấp lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất, lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật trên trái đất.
- Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, động, thực vật.
3. Thành phần của môi trường :
- Có những thành phần chủ yếu sau :

a. Thạch quyển: Là toàn bộ vỏ trái đất và phần trên cùng của lớp Manti.
b. Thủy quyển: Nước chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất. Nước cần thiết cho tất cả các sinh vật trên trái đất.
c. Khí quyển: Là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh trái đất. Chia làm nhiều tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion và tầng ngoài.
d. Sinh quyển: là một hệ thống tự nhiên động rất phức tạp. Bao gồm: động thực vẫt, các hệ sinh thái  Các chu trình sinh địa hóa ( Chu trình nước, chu trình cácbon, chu trình nitơ, chu trình photpho …). Nhờ chu trình này mà vật chất được chu chuyển, SV sống được tồn tại trong trạng thái cân bằng động, giúpchúng ổn định và phát triển.

Qua thông tin báo đài, tình hình thực tế môi trường ở Việt nam hay địa phương anh ( chị ) như thế nào? cho một vài ví dụ
II. TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VN HIỆN NAY:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Hoạt động BVMT được các cấp các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kích lệ.Tuy vậy, việc BVMT ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động .
Theo anh (chị) chúng ta cần có những biện pháp gì giữ gìn vệ sinh môi trường

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CẢI THIỆN VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH , SẠCH , ĐẸP .
1.Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường :
Tuyên truyền mọi người dân về ý nghĩa của môi trường đối với đời sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kỉ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống trên trái đất: Tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đang đe dọa sức khỏe con người; Khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn …. Đang là những vấn đề có tính toàn cầu.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường. Giáo dục cho mọi người về trách nhiệm ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. công tác giáo dục không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc … mà phải thực hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi họ ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường, qua các thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau.
Mỗi cá nhân tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo cơ chế pháp lý và chính sách :
- Quản lý nhà trường bằng pháp luật. Chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở phát thải các chất ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc các tuyến giao thông .
- Thực hiện chương trình quốc gia của việt Nam về “Biến đổi khí hậu” và “bảo vệ tầng Ôzôn”’ góp phần cùng các quốc gia khác thực hiện công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu và công ước về Bảo vệ tầng Ôzôn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường :
Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, cam kết bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.
Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng rừng, bảo vệ và quản lý môi trường.
Mỗi người phải ý thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu vì môi trường liên quan đến mọi người đến tất cả các quốc gia .
Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :

1. Sự cần thiết của việc GDBVMT trong trường học. Chủ trương của Đảng và nhà nước của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác GDBVMT:
a. Sự cần thiết phải giáo dục BVMT trong trường học:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết , thiếu ý thức của con người.
GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người từng cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVM, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
GDBVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động,người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục BVMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.

Những chủ trương của Đảng và nhà nước của ngành giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục BVMT.
b. Chủ trương của Đảng và nhà nước của ngành giáo dục và Đào tạo về công tác GDBVMT.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMT.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Nghị quyết số 41-CT/TW của Bộ Chính Trị

Quyết định số 1363/QĐ-TTg

Quyết định 256/2003/QĐ-TTg

Anh (chị) cho biết mục tiêu giáo dục BVMT trong trường THCS là gì?
2.Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường THCS:
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ của môi trường và phát triển giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực toàn cầu .
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân,cộng đồng quốc gia, quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách để dần hình thành các thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
+ Kiến thức: HS hiểu về :
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần của môi trường , quan hệ giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bề vững.
- Dân số - môi trường
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường
- các biện pháp BVMT
+ Thái độ - Tình cảm:
- Có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa.
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.

+ Có ý thức :
-Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của các nhân, gia đình, cộng đồng.
-Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước , không khí
-Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường
+ Kĩ năng – Hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực các vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có hành động cụ thể BVMT.
- Tuyên truyền vận động BVMT trong gia đình, nhà trường công đồng.

Hãy nêu các nguỵên tắc , phương thức, phương pháp giáo dục BVMT ở trường THCS?
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp GDBVMT trong trường THCS:
a. Nguyên tắc :

GDBVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải ghép thêm vào chương trình GD như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. GDBVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
GDBVMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỷ năng BVMT, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kỷ năng qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích cực nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
Nội dung GDBVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
Nội dung và phương pháp GDBVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương của đất nước phù hợp với độ tuổi.
Cách tiếp cận cơ bản của GDBVMT là: Giáo dục về môi trường , trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của GDBVMT.
-Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào các quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV .

-Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học
b. Phương thức giáo dục:
Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung GDBVMT được tích hợp trong các môn học thông qua chương, bài cụ thể.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, và mức độ liên hệ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nôi dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của GD BVMT
+Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu nội dung giáo dục giáo dục BVMT.
+Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
- Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học:
+Câu lạc bộ môi trường: Sinh hoạt theo chủ đề BV rừng, bảo vệ động vật hoang dã, sử dụng năng lượng sạch.
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề: Vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác, nhà máy, bảo tàng….
+ Điều tra khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường
+ Tổ chức thi tìm hiểu môi trường: Thi điều tra, sáng tác, vẽ, văn nghệ chủ đề môi trường.
+ Hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: Vệ sinh trường, lớp.
c.Phương pháp Giáo dục:
Sử dụng nhiều phương pháp, nhưng chịu chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp đặc thù
- Phương pháp điều tra, điều tra, khảo sát , nghiên cứu thực địa
Có thể theo 2 cách :
+Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh.
+ Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở khu vực các em khảo sát.
+ Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện.
- Phương pháp thí nghiệm :

Ví dụ: Thí nghiệm ủ rác khi dạy về xử lý rác -> Giúp HS ý thức được việc sử dụng các loại bao bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết phải phân loại rác ngay từ khâu thu gom.
Có thể tiến hành thí nghiệm ảo bằng mô hình hóa qua chương trình phần mềm.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:

Từ những kinh nghiệm thực tế như ăn cơm, nước uống, không khí để thở, mảnh sân góc nhà, vườn cây …. GV cần tận dụng điều này để giáo dục HS.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về khối lượng rác thải, GV không nên cung cấp ngay các số liệu, mà để cho HS tham gia hoạt động điều tra lượng rác ở trường học.
Phương pháp hoạt động thực tiễn:
Giáo viên tổ chức các hoạt động như trồng cây, thu gom rác, dọn sạch kênh mương.
Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng :
Giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương, tổ chức các hoạt động phù hợp để HS tham gia cải tạo môi trường.
Ví dụ: Môi trường rừng, môi trường biển, môi trường ở khu vực công nghiệp.
Phương pháp học tập theo dự án :
HS nghiên cứu một vấn đề tại địa phương, GV là người hướng dẫn.
->Học tập theo dự án giúp HS hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập , phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thụ động của HS.
Phương pháp nêu gương:
Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với HS. Muốn GD học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự dối với môi trường, trước hết thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các quy định BVMT.
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT:

+ Kĩ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường.
Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển là :
+ Kĩ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường .
+ Kĩ năng ra quyết định về môi trường
+ Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường
Trong quá trình giáo dục, cần chú ý rèn luyện kĩ năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lý các tình huống môi trường cụ thể .
Phần thứ hai


GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC


Anh (chị) cho hiểu tích hợp là gì? Có mấy kiểu tích hợp trong môn sinh học?
I. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CẤP THCS:
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS, trong đó có môn sinh học. Bộ môn sinh học là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường ( GDMT) vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các nội dung trong chương trình sinh học 6,7,8,9 đều có khả năng đề cập các nội dung GDMT. Các kiến thức GDMT trong môn Sinh học có thể phân biệt thành 2 nhóm:
1.Hình thành kiến thức môi trường :
- Khái niệm môi trường, quần thể quần xã, hệ sinh thái các nhân tố sinh thái, mối quan hệ các sinh vật với nhau và với môi trường
+ Môi trường và con người
+Tài nguyên và môi trường
+Ô nhiễm và suy thoái môi trường
+Các biện pháp bảo vệ môi trường
2. Hình thành thái độ, hành vi về môi trường:
Có ý thức bảo vệ môi trường
Có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Có tình cảm yêu quí quê hương, đất nước; yêu quí thiên nhiên và tôn trọng các di sản văn hóa .
Tuy nhiên khi soạn giáo án,GV cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép toàn phần ( nếu toàn bài có nội dung GDMT), lồng ghép một phần ( Trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung GDMT), liên hệ (nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm kiến thức GDMT mà SGK chưa đề cập)
- Khi tích hợp kiến thức giáo dục BVMT cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn tránh mọi sự gượng ép.
+Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
+ Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức. Ở các lớp 6,7 cần liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy ví dụ gần gũi với đời sống của HS, của gia đình, làng xóm và ở thiên nhiên xung quanh. Ở những lớp trên, đặc biệt là ở lớp 9, nội dung GDMT cần đi sâu hơn, tăng dần mức độ phức tạp, làm rõ hơn cơ sở khoa học của môi trường và GDMT thông qua nội dung kiến thức ở phần sinh vật và môi trường .


II.CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuấn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)