Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất

Chia sẻ bởi Lê Công Hợp | Ngày 12/10/2018 | 235

Chia sẻ tài liệu: Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Tuần 19 Ngày 5-1 -04
Bài 18
Tiết 73 Văn bản
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Kết quả cần đạt
Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
Tích hợp với tiếng Việt ở bài ôn tập tiếng việt, với phần TLV ở bài: Tìm hiểu chung về văn NL.
Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
Vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Tục ngữ là một thể loại văn hoá dân gian. Nó được ví là kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “ Túi không dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lý, nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giải thích 8 câu tục ngữ cho chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động 2
GVhướng dẫn học sinh đọc văn bản và chú thích
Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
H/S phát biểu, gv kết luận, lấy dẫn chứng minh hoạ
I. Khái niệm về tục ngữ:
- Tục ngữ là 1 câu nói có đặc điểm: gắn gọn, bền vững, có h/ả và nhịp điệu và dễ nhớ.
- Diễn đạt những kinh nghiệm của ND
- Tục ngữ thường có nghĩa đen, hoặc có cả nghĩa bóng.

Hoạt động 3
GV đọc mẫu, học sinh đọc


Phân loại chủ đề của 8 câu TN
H/S đọc câu 1
?Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
Và có nhận xét gì về vần, nhịp trong câu tục ngữ
? Tác dụng của biện pháp NT ấy

? Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
h/s đọc câu 2
II. Hướng dẫn đọc hiểu từng câu tục ngữ
1.Đọc
2. Giải nghĩa từ khó
Kết hợp khi tìm hiểu từng câu cụ thể
3. Phân tích
Câu 1: “ Đêm ………….tối”
- Nghệ thuật: phép đối : Đêm – ngày
Tháng năm- tháng mười, sáng – tối
- Nói quá
( Làm nổi bật sư trái ngược tính chất đêm – ngày giữa mùa hạ với mùa đông
( Sử dụng thời gian làm việc sao cho phù hợp với thời tiết mỗi mùa
Câu 2: “ Mau sao ……thì mưa”

? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì
- Mau: nhiều, dày

Từ mau, vắng ở đây định nghĩa với từ nào
-Vắng: thưa, ít
- Sao: Sao trên trời

? Tìm nghĩa của câu tục nghĩa
( Đêm trước trời đầy sao, ít mây, hôm sao nắng. Trời ít sao (sẽ mưa.

? Kinh nghiêm được đúc kết từ hiện tượng này
Trông sao, đoán thời tiết nắng mưa

? Em có nhận xét gì về NT diễn đạt của câu tục ngữ
- Phép đối, cách nói gắn gọn dễ hiểu

? Đọc câu tục ngữ nãy sẽ giúp em điều gì ?
( Con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết chủ động công việc hôm sau.
Câu 3: Ráng mỡ gà…….giữ

? Em hiểu ráng mỡ gà là gì?

? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì
GV liên hệ với thực tế
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời ( điềm báo sắp có bão phải lo giữ nhà tránh nhưng thiệt hại do bão gây ra.


Câu 4: Tháng bảy …….lại lụt

Học sinh đọc câu tục ngữ


? Tìm nghĩa của câu tục ngữ
- Kiến ra nhiều vào tháng 7 (sẽ còn lụt

? Trông kiến để đoán lụt
Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian

( quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thiên nhiên để đưa ra nhận xét to lớn

? Bài học rút ra ở đây là gì.
( Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống

* Tóm lại 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung?
* Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.

H/S đọc câu tục ngữ
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng

? ý nghĩa của câu tục ngữ?
- NT: ẩn dụ, phóng đại

? Thủ pháp nghệ thuật?
- Nội dung: Đề cao tầm quan trọng, giá trị của đất nước với con người

Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu tục
Hình thức: ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ



Câu 6: Nhất canh trì …… canh điền

? Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là gì?
- Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.

? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
- Cơ sở: giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
( giúp con người khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất


Câu 7: Nhất nước……tứ giống

? Các chữ: Nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là gì?
? Điều đó chứng tỏ câu tục ngữ này nói tới điều gì ?
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
( Các yếu tố của nghề trồng lúa

? Phép liệt kê này có tác dụng gì?
( Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, dễ nói, nhớ

? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
* Trong nghề làm ruộng: Đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bồi thụ.


Câu 8: Nhất thì, nhì thục

? Nghĩa của thì và thục
- Thì: Thời vụ
- Thu: đất canh tác

? Nghĩa của câu tục ngữ?
* Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác

? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
(Trong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ, đất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàn đầu

? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt ? Tác dụng .
Giáo viên liên hệ
Ngắn gọn, đối xứng ( thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.

Hoạt động 4: Tổng kết luyện tập
Học sinh thảo luận nhóm:
1. Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào.
2. Để kinh nghiệm đó dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào
3. Tục ngữ lao động sản xuất và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay. GV cho các nhóm cử đại diện trình bày, gv nhận xét, kết luận. Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
1. Học sinh làm bài tập:
Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như trên.
2. Đọc bài đọc thêm.
3. Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 74 Chương trình địa phương
Phần Văn – Tập làm văn
I. Nội dung thực hiện:
1. Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương ( mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích thắng cảnh.
2. Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: giáo viên nói rõ yêu cầu để học sinh sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. Mỗi em sưu tầm 20 câu trong một tuần.
* Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm
Bước 1: giáo viên cho học sinh ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì?
Bước 2 : giáo viên cho học sinh xác định thế nào là câu ca dao, sưu tầm các dị bản được phép tính là một câu.
Bước 3: Tìm nguồn sưu tầm
Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân nhà văn
Lục tìm trong sách báo ở địa phương
* Hoạt động 4: Cách sưu tầm
- Mỗi học sinh có sổ tay sưu tầm
- Sau khi sưu tầm đủ về số lượng yêu cầu thì phân loại ca dao, dân ca chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu.
Tiết 75 – 76 Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A. Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản mơí
- Hiểu được yêu cầu NL trong đ/s là phổ biến và rất cần nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận
2. kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tìm hiểu kỹ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
B. Thiết kế bài dạy- học
Hoạt động 1:
I. Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận trong đời sống

GV nêu câu hỏi như mục 1a để học sinh thảo luận.
Học sinh nêu thêm các câu hỏi khác về những vấn đề tương tự


VD: Vì sao em thích đọc sách?
- Làm thế nào để học giỏi môn văn
- Câu tục ngữ chọn bạn mà chơi có ý nghĩa gì?

Giáo viên chốt
( Đó là những vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày, cần phải tìm cách giải quyết

? Để giải quyết các vấn đề trên có thể dùng kiểu văn bản như miêu tả, tâm sự biểu cảm được không? Vì sao?
Không thể mà chỉ có văn bản nghị luận mới giúp ta hiểu rõ ràng vấn đề được( gv lấy một vd cụ thể )

? Những loại văn bản nghị luận mà em biết trong đời sống( đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí)
* Văn bản nghị luận thường gặp: xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao…

? Vậy em hiểu văn bản nghị luận là gì?
2, Văn bản nghị luận là một văn bản được nói( viết) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng xác thực.

 Hoạt động 2:
II. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận
Gọi một học sinh đọc văn bản
Cả lớp chuẩn bị thảo luận
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy diễn đạt thành những luận điểm nào?
? Tìm câu văn mang luận điểm
1.Đọc văn bản: Chống nạn thất học.
* Mục đích: Chống giặc dốt , hình tượng tới đối tượng: toàn thể n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Công Hợp
Dung lượng: 114,16KB| Lượt tài: 5
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)