Tuần 9-11. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Hương |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuần 9-11. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân thuộc Tập làm văn 4
Nội dung tài liệu:
HÁT
Kiển tra bài cũ: Ôn tập
2 hs trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu ( Tuần 9)
Thứ năm tháng năm 201
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Đề bài
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Đọc gợi ý(S/109)
1/ Tên nhân vật có nghị lực ý chí vươn lên:
- Nguyễn Hiền - Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi
- Cao Bá Quát - Nguyễn Ngọc Kí
- Bạch Thái Bưởi - Hốc-king
- Lê Duy Ứng - Niu-tơn
2/ HS làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi:
Ví dụ: Về Nguyễn Ngọc Kí
-Hoàn cảnh sống của nhân vật
-Nghị lực vượt khó:
-Sự thành đạt:
Ông bị liệt hai cánh tay tự nhỏ, nhưng rất ham học.Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận.
Ông cố gắng viết bằng chân, có khi chân bị co quắp, cứng đờ nhưng vẫn kiên trì luyện viết không quản mệt nhọc, khó khăn, ngày mưa ngày nắng.
Ông đã đuổi kịp các bạn và trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp và là giáo viên ưu tú.
3/ Xác định hình thức trao đổi: 2 HS hỏi đáp trong nhóm.
-Người nói chuyện với em là ai?
Em xưng hô như thế nào?
Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
Là bố em/ anh em
Em gọi bố xưng con/ anh xưng em
Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện.
Thực hành trao đổi: ( Nhóm 2)
Trao đổi trước lớp:
HS Nhận xét theo tiêu chí:
- Nội dung trao đổi đã đúng chưa? Có hấp dẫn không?
- Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa?
- Thái độ, cử chỉ, động tác, nét mặt ra sao?
Ví dụ:
Em- Anh có nhớ thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay không?
Anh- Thầy giáo viết bằng chân đúng không? Đúng là một người phi thường, bị tàn tật mà ông không hề mặc cảm, vẫn quyết tâm đi học đến cùng.
Em- Ông là một con người giàu nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Dù cô giáo không nhận vào lớp, Ông vẫn tự học. Khi được cô giáo, bạn bè giúp đỡ ông không quản ngại khó khăn, vất vả hay đau đớn của bản thân để cố gắng đi học.
.
Anh- Chính ý chí đã giúp ông chiến thắng được số phận của mình. Hiện nay rất có nhiều người khuyết tật nhưng không hề tàn phế.Họ tự học và lao động để sống bằng chính khả năng của mình. Nghị lực phi thường sẽ giúp con người ta chiến thắng khó khăn,bệnh tật em ạ.
Em- Em rất khâm phục thấy giáo. Thầy đã làm được một điều mà người bình thường cũng phải cố gắng rất nhiều:đỗ Đại học và trở thành Nhà giáo Ưu tú.
Củng cố: Xem lại bài
Kì tới: Mở bài trong bài văn chuyện.
HÁT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Hương
Dung lượng: 262,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)