Tuần 9-11. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Minh | Ngày 14/10/2018 | 124

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9-11. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân thuộc Tập làm văn 4

Nội dung tài liệu:

Tập làm văn 4
Kiểm tra bài cũ
Em hãy kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc theo trình tự thời gian hoặc trình tự không gian?
Đề bài
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu
(họa, nhạc, võ thuật,…). Trước khi nói với bố mẹ, em
muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ
nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện
cuộc trao đổi.
Gợi ý
1. Xác định mục đích trao đổi:
Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của mình và giải đáp các thắc
mắc, khó khăn mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy.

2. Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp:
a. Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng
đến việc học văn hóa ở trường.
b. Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà.
Học thêm môn năng khiếu em sẽ không làm giúp gia đình được.
c. Nhà em xa câu lạc bộ, đi học các môn năng khiếu sẽ gặp khó khăn.
d. Em không có năng khiếu họa, nhạc hoặc võ thuật.
e.Em gầy yếu, không học võ thuật được.
g.Con gái đi học võ thuật người ta chê cười.

3. Khi đóng vai trao đổi với bạn cùng nhóm, cần sử dụng cử chỉ, điệu bộ hỗ trợ cho lời nói.
Đề bài
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật,…). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện
cuộc trao đổi.
+ Nội dung trao đổi là gì?
Trao đổi về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.
+ Đối tượng trao đổi là ai?
Anh hoặc chị của em.
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn thắc mắc anh, chị đặt ra để ủng hộ em.
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
Giới thiệu môn năng khiếu em muốn học?
( họa, nhạc, võ thuật, múa, bơi lội,…)
2. Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp:
a. Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hóa ở trường.
b. Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà.
Học thêm môn năng khiếu em sẽ không làm giúp gia đình được.
c. Nhà em xa câu lạc bộ, đi học các môn năng khiếu sẽ gặp khó khăn.
d. Em không có năng khiếu họa, nhạc hoặc võ thuật.
e.Em gầy yếu, không học võ thuật được.
g.Con gái đi học võ thuật người ta chê cười.
* Chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp ( viết ra nháp).

* Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.

* Hai em đóng vai rồi đổi vai để thực hiện cuộc trao đổi.
Thực hành trao đổi theo cặp.
* Thi trình diễn trước lớp
Tiêu chí nhận xét:

1. Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
2. Cuộc trao đổi có đạt được mục đích không?
3. Lời nói cử chỉ của hai bạn trong cuộc trao đổi có phù hợp vai đóng không?
* Bình chọn cặp trao đổi hay nhất:
Có lời lẽ thiết phục nhất.
Trao đổi tự nhiên nhất.
Trao đổi vui vẻ, dí dóm, hài hước…
* Khi trao đổi với người thân chúng ta chú ý:

- Nắm vững mục đích trao đổi.
- Xác định đúng vai.
- Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn.
- Thái độ thân mật, cử chỉ tự nhiên.
Tiết học kết thúc ở đây.
Hẹn gặp lại ở buổi học sau
Thân ái chào quý thầy cô và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Minh
Dung lượng: 910,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)