Tuan 8 - tiet 16 - tin 6 - 2013 - 2014
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: tuan 8 - tiet 16 - tin 6 - 2013 - 2014 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO
TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ mặt trời.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về Hệ mặt trời.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác, thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu, phần mềm, phòng máy.
- Hs: Đọc trước nội dung bài, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi.
III. Phương pháp:
- GV hướng dẫn, làm mẫu, sửa sai, Hs thực hành, nhóm, chủ động theo cá nhân.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
6A1 :................................................................................................................
6A2 :................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (37’) Thực hành.
+ GV: Chia nhóm thực hành theo cách các HS tốt hướng dẫn HS yếu.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
+ GV: Yêu cầu từng nhóm điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát qũy đạo chuyển động của sao Mộc và sao Thổ.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
+ GV: Mặt Trăng chuyển động như thế nào, và có qũy đạo như thế nào với Trái Đất?
+ GV: Trái đất có quỹ đạo như thế nào trong Hệ mặt Trời?
+ GV: Nhận biết hiện tượng ngày và đêm, Trăng lúc tròn lúc khuyết.
+ GV: Tại sao Trăng lúc tròn lúc khuyết?
+ GV: Tại sao trên Trái đất lại có hiện tượng ngày và đêm?
+ GV: Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng nhật thực.
+ GV: Vì sao có hiện tượng nhật thực?
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung cho HS nắm bắt hiện tượng.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng nguyệt thực.
+ GV: Tại sao có hiện tượng nguyệt thực?
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung cho HS nắm bắt hiện tượng.
+ GV: Yêu cầu chỉ ra một số hành tinh gần trái đất?
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn thực hiện.
+ GV: Cho HS tự thực hiện theo cá nhân.
+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.
+ GV: HS thực hiện còn thiếu sót thao tác và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung sữa lỗi cho bạn.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.
+ HS: Thực hiện theo các nhóm nhỏ để thực hành.
+ HS: Làm theo hướng dẫn của GV, thực hiện đúng trình tự các thao tác.
+ HS: Điều khiển theo hướng dẫn của GV, vị trí của các sao Thủy, sao Kim, sao Kim, sao Hỏa,...
+ HS: Quan sát các quỹ đạo chuyển động của các hành tinh, và nhận biết quỹ đạo của sao Mộc và sao Thổ.
+ HS: Thực hiện quan sát trong phần mềm nhận biết và thực hiện.
+ HS: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và tự quay xung quang mình nhưng luôn hướng một mặt về Mặt Trời.
+ HS: Trái đất quay quanh Mặt Trời.
+ HS: Quan sát phần mềm nhận biết các hiện tượng nêu trên.
+ HS: Do quỹ đạo chuyển động cuả Mặt Trăng.
+ HS: Do quỹ đạo chuyển động cuả Trái Đất và tự xoay xung quanh mình của Trái Đất.
+ HS: Quan sát lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.
+ HS: Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất nên ánh sáng truyền tời Trái Đất bị che khuất bởi Mặt Trăng.
+ HS: Quan sát lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.
+ HS: Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, ánh sáng truyền tới Mặt Trăng bị che khuất.
+ HS: Quan sát trên phần mềm và trả lời theo yêu cầu.
+ HS:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 442,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)