Tuan 7 - tiet 14 - tin 7 2013 - 2014
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: tuan 7 - tiet 14 - tin 7 2013 - 2014 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
- Viết đúng được các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
- Biết cách sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhập công thức vào ô tính để tính toán.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy, máy chiếu.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv thuyết trình, diễn giải, thao tác mẫu. Hs tự rút ra kết luận, thực hiện các bài luyện tập.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
7A1:……………………………………………………………………………
7A2:……………………………………………………………………………
7A3:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Nêu các kí hiệu được sử dụng để kí hiệu các phép toán trong công thức?
Câu 2: Trình bày cách nhập công thức vào bảng tính?
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ trong công thức.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ, thế nào là địa chỉ ô. Cho ví dụ minh họa.
+ GV: Đặt vấn đề tính trung bình cộng ở ô C1, của ô A1 có dữ liệu là 15, và ô B1 có dữ liệu là 35.
+ GV: Yêu cầu HS sửa lại dữ liệu trong ô A1 là 5 và cho nhận xét kết quả tính ở ô C1.
+ GV: Yêu cầu HS sửa lại dữ liệu trong ô B1 là 25 và cho nhận xét kết quả tính ở ô C1.
+ GV: Như vậy để kết quả ở ô C1 được thay đổi theo dữ liệu trong ô A1 và B1 thì các em phải làm sao?
+ GV: Cho HS nhắc lại khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn của chương trình bảng tính.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện tính ở ô D1 biểu thức =(A1+B1)/2. So sánh kết quả với ô C1.
+ GV: Thực hiện thay đổi dữ liệu ô A1 là 15, nhận xét kết quả ở ô C1 và D1.
+ GV: Yêu cầu HS tiếp tục thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô B1 là 35. nhân xét kết qủa ở ô C1 và D1.
+ GV: Đặt vấn đề vậy có cách nào không cần phải sửa dữ liệu mà kết quả vẫn thay đổi theo dữ liệu.
+ GV: Theo em dữ liệu trong ô tính với địa chỉ của ô có mối liên hệ như thế nào?
+ GV: Đưa ra ví dụ cách tính có địa chỉ và cách tính không dùng địa chỉ ( thay đổi số trong ô dữ liệu ( nhận xét kết quả.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
Hoạt động 2: (22’) Sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
+ GV: Giáo viên đưa ra một bảng tính gồm các cột STT, Tên sách, Đơn giá, Số lượng ( Yêu cầu học sinh tính cột “thành tiền”.
+ GV: Hướng dẫn thực hiện.
+ GV: Quan sát sửa sai, thao tác mẫu cho HS yếu thực hiện.
+ HS: Đọc thông tin trong SGK.
+ HS: Địa chỉ ô là một cặp tên cột và tên hàng màn ô đó nằm trên.
Ví dụ: A1, B2, C5…
+ HS: Thực hiện tính toán trên ô C1 với công thức =(15+35)/2.
+ HS: Kết quả tính trong ô C1 không thay đổi.
+ HS: Kết quả tính trong ô C1 không thay đổi.
+ HS: Cần phải thay đổi lại biểu thức tính ở ô C1 thành =(5+35)/2 hoặc =(5+25)/2.
+ HS: Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán cũng được cập nhật tự động mà không phải tính toán lại.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV =(A1+B1)/2. Nhận xét kết quả ở ô C1 = D1.
+ HS: Thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô A1 theo yêu cầu. Nhận xét, kết quả ở ô D1 được cập nhật còn ô C1 không thay đổi.
+ HS: Thực hiện thay đổi dữ liệu ở ô B1 theo yêu cầu. Nhận xét, kết quả ở ô D1 tiếp tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)