Tuần 7-8-9. Luyện tập phát triển câu chuyện

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết Mai | Ngày 14/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7-8-9. Luyện tập phát triển câu chuyện thuộc Tập làm văn 4

Nội dung tài liệu:

VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 4C
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THẾ HIẾU
Môn: Tập làm văn
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
Dựa vào nội dung đoạn kịch: Ở Vương quốc Tương Lai. Em hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian và không gian.
Bài cũ
Câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai được kể theo trình tự nào?
Trình tự thời gian.
B. Trình tự không gian.
C. Cả hai trình tự trên.

Yết Kiêu người Anh hùng giỏi bơi lặn.
Yết Kiêu người làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Yết Kiêu đặc biệt có tài bơi lặn: ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
Bài 1: Đọc trích đoạn kịch dưới đây: Yết Kiêu
*Cảnh 1: Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha.
Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!
Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật, không làm gì được.
Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...
Người cha: - Cha hiểu chứ. Con cứ đi đi.
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
*Cảnh 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một cái dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua: - Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được như thế?
Yết Kiêu: - Muôn tâu Bệ hạ, người đó là cha thần.
Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi?
Yết Kiêu: - Ông của thần.
Nhà vua: - Ai dạy ông ngươi?
Yết Kiêu: - Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
- Cảnh 1 có những nhân vật nào?
Người cha và Yết Kiêu.
- Cảnh 2 có những nhân vật nào?
Nhà vua và Yết Kiêu.
- Yết Kiêu là người như thế nào?
Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc.
- Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Theo trình tự thời gian.
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Bài 2: Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau:
Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở nơi quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
Theo trình tự không gian: Sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy
ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu.
b) Cách trình bày: Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời kể trực tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
Văn kịch bản
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Chuyển thành lời kể
Cách 1: (Có lời dẫn gián tiếp)
Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích.
- Cách 2: (có lời dẫn trực tiếp)
Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”.
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Thi kể phát triển câu chuyện
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Củng cố, dặn dò
Hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Dung lượng: 1,75MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)