Tuan 34 - tiet 63 - tin 8 - 2014 - 2015
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: tuan 34 - tiet 63 - tin 8 - 2014 - 2015 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số.
2. Kĩ năng: Biết cách khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
8A3:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dãy số và biến mảng.
+ GV: Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh).
+ GV: Để giúp giải quyết vấn để trên, ngôn ngữ lập trình Pascal cung cấp cho ta cái gì?
+ GV: Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách nào?
+ GV: Giới thiệu về biến mảng và yêu cầu HS tìm hiểu thêm.
+ GV: Khi sử dụng biến mảng về thực chất biến mảng là gì?
+ GV: Thế nào là một mảng.
+ GV: Rút ra kết luận cho học sinh về dãy số và biến mảng.
+ HS: Dựa vào kiến thức thực tế tìm hiểu về bài toán do GV đưa ra theo yêu cầu.
+ HS: Đó là dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu.
+ HS: Được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.
+ HS: Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.
+ HS: Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
+ HS: Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
1. Dãy số và biến mảng.
- Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.
- Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.
- Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về biến mảng.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ về cách khai báo đơn giản một biến mảng.
+ GV: Hướng dẫn giải thích cho HS về các ví dụ đưa ra.
+ GV: Gọi HS trả lời theo yêu cầu.
+ GV: Yêu cầu HS rút ra cách khai báo một biến mảng?
+ GV: Yêu cầu HS trình bày về chỉ số đầu và chỉ số cuối từ các ví dụ đã được tìm hiểu
+ GV: Kiểu dữ liệu có thể là gì?
+ GV: Để khai báo biến mảng được đúng và chính xác cần phải chỉ rõ những gì?
+ GV: Đưa ra một số ví dụ 2 dựa trên bài toán ví dụ 1.
+ GV: Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác khai báo mảng từ bài toán của ví dụ 1.
+ GV: Cách khai báo và sử dụng biến mảng như trên có lợi ích gì?
+ GV: Diễn giải cho HS về vòng lặp để nhập điểm của học sinh.
+ GV: Yêu HS nhận xét về kết quả sử dụng khai báo mảng.
+ GV: Cách khai báo và sử dụng biến mảng có tác dụng gì?
+ GV: Mỗi học sinh có nhiều môn học để xử lí đồng thời các điểm này ta thực hiện như thế nào nhờ vào biến mảng.
+ GV: Chúng ta có thể làm gì với các phần tử của nó?
+ GV: Hướng dẫn HS cách gán giá trị cho các phần tử của mảng.
A[1] := 5;
A[2] := 8;
hoặc nhập dữ liệu bằng câu lệnh lặp:
for i:= 1 to 5 do readln(a[i]);
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)