Tuan 3 - tiet 5 - tin 8 - 2014 - 2015
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: tuan 3 - tiet 5 - tin 8 - 2014 - 2015 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm kiểu dữ liệu.
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.
2. Kĩ năng: Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
8A3:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal?
Câu 2: Soạn thảo, lưu dịch và chạy một chương trình đơn giản?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu?
+ GV: Nêu tình huống để gợi ý về dữ liệu và kiểu dữ liệu.
+ GV: Theo em các ngôn ngữ thường là gì để dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí?
+ GV: Đưa ra ví dụ về kết quả thực hiện của một chương trình in ra màn hình với kiểu dữ liệu là chữ và số.
+ GV: Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì?
+ GV: Có thể thực hiện được với kiểu dữ liệu là kiểu chữ hay không?
+ GV: Theo em có những kiểu dữ liệu thường dùng nào? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó.
+ GV: Chốt 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm cho các em.
+ GV: Ngoài các kiểu nói trên các ngôn ngữ lập trình còn những kiểu dữ liệu nào khác không?
+ GV: Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
+ GV: Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String.
+ GV: Đưa ví dụ: 123 và ‘123’ yêu cầu HS phân biệt các kiểu dữ liệu trên.
+ GV: Lưu ý cho HS để hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy đó trong cặp dấu nháy đơn.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm trong SGK.
+ HS: Thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân,...
+ HS: Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số.
+ HS: Thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu số.
+ HS: Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa.
+ HS: Một số kiểu dữ liệu thường dùng là:
- Số nguyên: số HS của một lớp.
- Số thực: chiều cao của bạn K’ly.
- Xâu kí tự: “lớp 8A1”.
+ HS: Mỗi ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác.
+ HS: Quan sát ví dụ, nhận biết các kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal. Nhận biết tên kiểu và phạm vi giá trị.
+ HS: Ghi nhớ phạm vi giá trí của kiểu dữ liệu.
+ HS: Phân biệt:
- 123 là kiểu dữ liệu Integer;
- ‘123’ là kiểu dữ liệu Char, String.
+ HS : Đưa ra các ví dụ như ‘34567’, ‘4577698’.
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- Ngôn ngữ lập trình phân chia dữ liệu theo các kiểu khác nhau. Và được chia thành các loại cơ bản sau:
+ Số nguyên.
+ Số thực.
+ Xâu kí tự.
Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán trong kiểu dữ liệu số.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại ký hiệu các phép toán đã được học.
+ GV: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên.
+ GV: Cho HS so sánh các ký hiệu giống và khác nhau sử dụng trong toán và trong Pascal
+ GV: Hướng dẫn HS về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư:
5/2 = 2.5;
(12/5 = (2.4.
5 div 2 = 2;
(12 div 5 =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)