Tuần 3. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Chia sẻ bởi Đinh Thị Mỹ Trâm | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật thuộc Tập làm văn 4

Nội dung tài liệu:


KIỂM TRA BÀI CŨ:
*Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì? Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”.
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I.Nhận xét
1)Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.
2)Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
3)Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?


Tập làm văn
Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:
+ Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão
Câu ghi lại lời nói cậu bé: - ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả
2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy: cậu là một người nhân hậu, giàu lòng thương người.

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.- Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể có khác nhau là:
*Cách 1:Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé( cháu- lão)
*Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
II. Ghi nhớ:
1.Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
2. Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:
- Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).
- Kể bằng lời của người kể chuyện ( lời dẫn gián tiếp).



Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
* Ví du:� về một hiện tượng trong lớp : Lê trách Hà đè tay lên vở , làm quăn vở của Lê ( Dẫn lời nói gián tiếp của Lê) ; Hà vội nói : Mình xin lỗi . Mình không cố ý . ( Dẫn lời nói trực tiếp của Hà )
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
III. Luyện tập:
1.Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:
Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn với nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.
Cậu thứ hai bảo:
- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.- Cậu thứ ba bàn.



Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
Chú ý
+ Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép .
+ Nếu lời dẫn trực tiếp là một câu hay đoạn trọn vẹn thì nó được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc phối hợp với dấu ngoặc kép .
+ Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép hay sau dấu gạch ngang đầu dòng , nhưng trước nó có thể có hoặc có thể thêm các từ : rằng , là và dấu hai chấm

III. Luyện tập:
1. + Lời dẫn gián tiếp: ( Cậu bé thứ nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp: - Còn tớ,tớ sẽ nói là đang đi thì găp ông ngoại.
- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.


Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

III. Luyện tập:
Bài 2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.
Truyện tấm Cám



Tập làm văn:
Gợi ý : Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển :
Phải thay đổi từ xưng hô .
Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép hoặc đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

Lời dẫn gián tiếp
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm.


Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.
Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy những miêng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:
- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này.
Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu do chính gìa têm đấy ạ!
Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật :
- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
Bài 2

Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:
Bác thợ hỏi Hòe:
- Cháu có thích làm thợ xây không?
Hòe đáp:
- Cháu thích lắm!
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
Gợi ý : Bài tập này yêu cầu các em làm ngược lại với bài trên . Muốn làm đúng , em cần xác định rõ lời đó là của ai nói với ai . Sau đó tiến hành :
Thay đổi từ xưng hô .
Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng , gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật .
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Tập làm văn
Bài 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Mỹ Trâm
Dung lượng: 12,51MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)