Tuan 29 - tiet 58 - tin 9 - 2014 - 2015
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: tuan 29 - tiet 58 - tin 9 - 2014 - 2015 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Lấy được các ví dụ về thông tin đa phương tiện.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
9A1:……………………………………………………………………………
9A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đa phương tiện là gì? Thế nào là sản phẩm đa phương tiện?
Câu 2: Trình bày các ưu điểm của đa phương tiện?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Các thành phần của đa phương tiện.
+ GV: Giới thiệu cho HS biết về các thành phần của đa phương tiện.
* Văn bản
+ GV: Văn bản có vai trò như thế nào trong biểu diễn thông tin?
+ GV: Văn bản biểu diễn trong thông tin như thế nào?
+ GV: Đưa ra cho HS một số ví dụ về văn bản với dáng vẻ, kích thước khác nhau và phông chữ phong phú để các em quan sát ( tạo sự hứng thú cho HS.
* Âm thanh
+ GV: Âm thành có vị trí như thế nào trong đa phương tiện?
+ GV: Máy tính có thể thể hiện được những dạng âm thanh nào?
+ GV: Âm thanh có thể lông ghép vào đâu?
+ GV: Lấy ví dụ minh họa.
+ GV: Em hãy kể tên một số phần mềm xử lí âm thanh mà em biết?
* Ảnh tĩnh
+ GV: Thông tin dạng hình ảnh có thể được chia thành mấy loại.
+ GV: Yêu cầu HS cho biết ảnh tĩnh là gì?
+ GV: Em hãy kể tên một số phần mềm để vẽ hình và tranh ảnh?
* Ảnh động
+ GV: Yêu cầu HS cho thế nào là ảnh động?
+ GV: Ảnh động thường được sử dụng nhiều ở đâu.
+ GV: Em hãy kể tên một số phần mềm để tạo ảnh động từ ảnh tĩnh?
* Phim
+ GV: Phim là thành phần như thế nào của đa phương tiện?
+ GV: Yêu cầu HS trình bày nội dung các thông tin trên.
+ HS: Tập trung lắng nghe, quan sát các ví dụ GV đưa ra.
+ HS: Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin.
+ HS: Gồm các kí tự có nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau. Với sự phát triển của CNTT, nhiều phông chữ phong phú để thể hiện văn bản trên màn hình và in ra giấy. Một số phần mềm tạo phông chữ: FontCreator, Fontographer, MetaFont,…
+ HS: Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.
+ HS: Máy tính thể hiện được tất cả các loại âm thanh.
+ HS: Âm thanh có thể lồng vào phim, đưa vào máy tính bằng micro, ghi lại và phát qua loa.
+ HS: Từ thực tế HS trình bày.
+ HS: Một số phần mềm xử lý âm thanh: Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder,…
+ HS: Thông tin dạng hình ảnh chia thành 2 loại chính: Ảnh tĩnh, Ảnh động .
+ HS: Được hiểu là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
+ HS: Phần mềm vẽ hình và tranh ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw,...
+ HS: Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
+ HS: Thường dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục.
+ HS: Phần mềm tạo ảnh động: Windows Movie Maker, Adobe Flash, Beneton Movie GIF,…
+ HS: Là thành phần đặc biệt của đa phương tiện, tổng hợp tất cả các dạng thông tin. Được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số.
4. Các thành phần của đa phương tiện.
a. Văn bản.
- Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin.
- Bao gồm: các kí tự có nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau.
- Một số phần mềm tạo phông chữ: FontCreator, Fontographer, MetaFont,…
b. Âm thanh.
- Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.
- Máy tính thể hiện được tất cả các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 67,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)