Tuan 28 - tiet 56 - tin 8 - 2013
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: tuan 28 - tiet 56 - tin 8 - 2013 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết mảng một chiều trong Pascal
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv gợi mở, ví dụ minh họa, phát hiện và giải quyết vấn đề. Hs vấn đáp làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (25’) Tìm hiểu dãy số và biến mảng.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ 1 SGK cho Hs làm việc nhóm tìm hiểu.
+ GV: Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh). In ra màn hình điểm số cao nhất.
+ GV: Yêu cầu Hs tìm Input và Output của bài toán.
+ GV: Mỗi biến lưu được bao nhiêu giá trị?
+ GV: Để có thể nhập và so sánh chúng theo em cần bao nhiêu biến cho bài toán trên?
+ GV: Nếu số lượng Hs cang nhiều thì số lượng biến phải khai báo như thế nào.
+ GV: Việc so sánh được thuận lợi không khi mà các biến quá nhiều.
+ GV: Để khắc phục tình trạng trên các em nên giải quyết thế nào?
+ GV: Để giúp giải quyết vấn để trên, ngôn ngữ lập trình Pascal cung cấp cho ta cái gì?
+ GV: Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách nào?
+ GV: Giới thiệu về biến mảng và yêu cầu Hs tìm hiểu thêm.
+ GV: Khi sử dụng biến mảng về thực chất biến mảng là gì?
+ GV: Thế nào là một mảng.
+ GV: Rút ra kết luận cho học sinh về dãy số và biến mảng.
Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu ví dụ về biến mảng.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ về cách khai báo đơn giản một biến mảng.
+ GV: Hướng dẫn giải thích cho Hs về các ví dụ đưa ra.
+ GV: Gọi Hs trả lời theo yêu cầu.
+ GV: Yêu cầu Hs rút ra cách khai báo một biến mảng?
+ GV: Yêu cầu Hs trình bày về chỉ số đầu và chỉ số cuối từ các ví dụ đã được tìm hiểu
+ GV: Kiểu dữ liệu có thể là gì?
+ GV: Để khai báo biến mảng được đúng và chính xác cần phải chỉ rõ những gì?
+ GV: Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra một ví dụ về khai báo biến mảng.
+ GV: Nhận xét và rút ra kết luận.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin ví dụ.
+ HS: Dựa vào kiến thức thực tế tìm hiểu về bài toán do Gv đưa ra theo yêu cầu.
+ HS: Xác định:
- Input: Điểm k của học sinh.
- Output: Điểm cao nhất.
+ HS: Mỗi biến chỉ có thể lưu một giá trị duy nhất.
+ HS: Cần k biến cho bài toán được đưa ra.
+ HS: Nhận xét, quá trình khai báo và được dữ liệu càng dài, gây mất thời gian và công sức.
+ HS: Việc so sánh sẽ khó khăn hơn và dễ nhầm lẫn và sai sót.
+ HS: Lưu nhiều dữ liệu bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các giá trị đó.
+ HS: Đó là dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu.
+ HS: Được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.
+ HS: Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.
+ HS: Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
+ HS: Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
+ HS: Quan sát các ví dụ và rút ra nhận xét về cách khai báo mảng.
+ HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)