Tuần 26. Luyện tập miêu tả cây cối

Chia sẻ bởi Lê Quang Dương | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Luyện tập miêu tả cây cối thuộc Tập làm văn 4

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TLV 4 – TUẦN 26
HƯƠNG THỦY – THÁNG 03/2012
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Em hãy nêu hai cách kết bài trong bài văn miêu tả cây cối ?
2/ Em nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối ?
Bài văn miêu tả cây cối thường ba phần :
1/ Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2/ Thân bài : Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
3/ Kết bài : Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
Đề bài
Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
Cây phượng vĩ
Cây bàng
Cây đa
Cây xoan
Cây bóng mát
Cây mít
Cây dừa
Cây ăn quả
Hoa hồng
Cây hoa đào
Cây hoa quỳnh
Cây hoa
Cây mai vàng
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
DÀN BÀI CHUNG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
1/ Mở bài : Em tả cây gì ?
2/ Thân bài :
a/ Tả bao quát :
-Nhìn từ xa cây có gì nổi bật?
b/ Tả cụ thể
-Đến gần, những bộ phận nào của cây làm em chú ý
(hoặc cây đó ở từng giai đoạn phát triển có những nét gì nổi bật).
c/ Kết bài :
-Em có cảm nhận gì về cây ?
Bài đã làm theo đúng yêu cầu của bài văn tả cây cối chưa ? Người đọc có hình dung được hình dáng, màu sắc, đặc điểm và vẻ đẹp của cây được tả không ?
Bài văn có đủ mở bài, thân bài, kết bài không?
Phần mở bài được viết theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Phần kết bài viết theo cách mở rộng hay không mở rộng ?
Phần thân bài tả từ bao quát đến các bộ phận của cây hay tả cây ở từng giai đoạn phát triển ?
GỢI Ý NHẬN XÉT
Bài Làm
Xuân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là cây hoa hồng.
Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hồng do bố em trồng từ trước Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó có màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm trông như một ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn cứng và toả ra nhiều nhánh rất nhỏ. Cành của cây hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non thì có màu xanh xám. Nụ hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh, có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xoè cánh đỏ phô nhuỵ vàng và có một mùi thơm thoang thoảng.
Buổi sáng, khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lanh đậu lên những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc bay đến hót vang chào một ngày mới.
Em thường xuyên tưới nước cho cây và rất yêu cây. Em rất thích cây hoa hồng vì cây toả hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em.
Bài làm
Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Cây nào cũng cao lớn, xanh tốt nhưng hơn cả là một cây bàng được trồng ở giữa sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây to, màu nâu sẫm bằng cả vòng tay ôm của em. Những chiếc rễ nổi trên mặt đất ngoằn ngèo như những con giun khổng lồ bò lổm ngổm. Nó có những chiếc rễ to ram ráp. Cây có hàng chục tán lá to như những cánh tay vừa vươn rộng, vừa vươn cao để đón ánh nắng mặt trời. Từ những tán lá to mọc ra nhiều cành nhỏ chi chít lá. Lá bàng hình bầu dục, to hơn bàn tay em, dày và xanh bóng. Cây bàng toả bóng mát cho chúng em vui chơi, học tập. Mỗi khi gió thổi qua, lá bàng vẫy vẫy như những chiếc quạt.
Cây bàng chẳng những cho chúng em bóng mát mà còn gắn bó với chúng em trong suốt những năm học qua. Em mong cho cây mãi xanh tốt để đem lại niềm vui cho chúng em. Và để cho chúng em lưu giữ những kỉ niệm đẹp về tuổi học trò.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quang Dương
Dung lượng: 7,39MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)