Tuần 22-23. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Chia sẻ bởi Phạm Thị Huân |
Ngày 14/10/2018 |
69
Chia sẻ tài liệu: Tuần 22-23. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối thuộc Tập làm văn 4
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Tên bài: Trang bìa
Thiết kế bài dạy Môn : Tiếng Việt Phân môn:Tập làm văn Bài dạy: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Giáo viên dạy: Phạm Thị Huân Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Thành phố Hải Dương Lời chúc mừng:
Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo, các vị đại biểu về dự Hội thi Giáo viên giỏi cấp Tiểu học Thành phố Hải Dương! Năm học 2007 - 2008 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn *Kiểm tra bài cũ: - Tiết Tập làm văn trước các em học bài gì? Trả lời: Bài "Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối". - Hãy đọc đoạn văn Bàng thay lá - SGK tiếng Việt 4, Tập 2, trang 41 và nêu nhận xét về cách miêu tả lá bàng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường? - Hãy đọc đoạn văn Cây tre - SGK tiếng Việt 4, Tập 2, trang 42 và nêu nhận xét về cách miêu tả cây tre của tác giả Bùi Ngọc Sơn? Trả lời: Đoạn văn Bàng thay lá tác giả đã quan sát và miêu tả lá bàng vào thời điểm thay lá với hai lứa lộc. Tác giả quan sát và miêu tả rất kĩ màu sắc khác nhau của hai lứa lộc non bằng cách dùng các từ so sánh. Bài văn Cây tre thì lại tả thực bụi tre rậm rịt gai góc bằng những hình ảnh so sánh. Bài mới
Giới thiệu bài + Bài tập 1:
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 50) Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Đoạn 1: Đọc và nêu nhận xét
a) Tả hoa: Hoa sầu đâu Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì. Theo VŨ BẰNG Tranh hoa sầu đâu: Hoa sầu đâu (Hoa xoan)
Đoạn 2: Đọc và nêu nhận xét
b) Tả quả: Quả cà chua Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oẻ cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người. Theo NGÔ VĂN PHÚ Tranh Quả cà chua: Quả cà chua
Hoạt động nhóm đôi: Thảo luận nhóm
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 50) Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Gợi ý thảo luận: - Đọc thầm lại các đoạn văn sau đó trao đổi, thảo luận và ghi chép lại những nhận xét về: + Cách miêu tả hoa, quả của các nhà văn. + Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả. + Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lời giải : Trả lời
a) Hoa sầu đâu: + Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. + Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh ( mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc), cho mùi thơm huyền diệu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mạ non, khoai sắn, rau cần). + Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì. b) Quả cà chua: + Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. + Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh ( quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu,) Hình ảnh nhân hoá (quả leo nghịch ngợm lên ngọn lá - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây). Bài tập 2:: Viết đoạn văn
Bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. Gợi ý: + Dựa vào kết quả mà các em đã quan sát được về một loài hoa hoặc một thứ quả trong phần chuẩn bị bài ở nhà để các em viết thành một đoạn văn tả hoa hoặc quả. + Tả các đặc điểm riêng nổi bật của hoa, quả: hình dáng, màu sắc, mùi vị, ... của hoa, quả. + Chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, liên tưởng để đoạn văn có hình ảnh, sinh động hấp dẫn người đọc.(có thể học tập cách miêu tả của các nhà văn qua các đoạn văn mẫu vừa tìm hiểu). Hoa hồng nhung: Hoa hồng nhung
Hoa mai: Hoa mai
Hoa giấy: Hoa giấy
Hoa phượng: Hoa phượng
Hoa lục bình: Hoa lục bình
Quả khế: Chùm khế
Quả nhãn: Quả nhãn
Quả vải: Quả vải
Trình bày: Trình bày
Nhận xét kết luận bài tập 2:
Củng cố - Dặn dò
Kiến thức cần nhớ: Kiến thức cần nhớ
Lời cảm ơn
Cảm ơn:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU, CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ HỘI GIẢNG XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI!
Tên bài: Trang bìa
Thiết kế bài dạy Môn : Tiếng Việt Phân môn:Tập làm văn Bài dạy: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Giáo viên dạy: Phạm Thị Huân Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Thành phố Hải Dương Lời chúc mừng:
Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo, các vị đại biểu về dự Hội thi Giáo viên giỏi cấp Tiểu học Thành phố Hải Dương! Năm học 2007 - 2008 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn *Kiểm tra bài cũ: - Tiết Tập làm văn trước các em học bài gì? Trả lời: Bài "Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối". - Hãy đọc đoạn văn Bàng thay lá - SGK tiếng Việt 4, Tập 2, trang 41 và nêu nhận xét về cách miêu tả lá bàng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường? - Hãy đọc đoạn văn Cây tre - SGK tiếng Việt 4, Tập 2, trang 42 và nêu nhận xét về cách miêu tả cây tre của tác giả Bùi Ngọc Sơn? Trả lời: Đoạn văn Bàng thay lá tác giả đã quan sát và miêu tả lá bàng vào thời điểm thay lá với hai lứa lộc. Tác giả quan sát và miêu tả rất kĩ màu sắc khác nhau của hai lứa lộc non bằng cách dùng các từ so sánh. Bài văn Cây tre thì lại tả thực bụi tre rậm rịt gai góc bằng những hình ảnh so sánh. Bài mới
Giới thiệu bài + Bài tập 1:
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 50) Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Đoạn 1: Đọc và nêu nhận xét
a) Tả hoa: Hoa sầu đâu Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì. Theo VŨ BẰNG Tranh hoa sầu đâu: Hoa sầu đâu (Hoa xoan)
Đoạn 2: Đọc và nêu nhận xét
b) Tả quả: Quả cà chua Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oẻ cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người. Theo NGÔ VĂN PHÚ Tranh Quả cà chua: Quả cà chua
Hoạt động nhóm đôi: Thảo luận nhóm
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 50) Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Gợi ý thảo luận: - Đọc thầm lại các đoạn văn sau đó trao đổi, thảo luận và ghi chép lại những nhận xét về: + Cách miêu tả hoa, quả của các nhà văn. + Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả. + Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lời giải : Trả lời
a) Hoa sầu đâu: + Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. + Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh ( mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc), cho mùi thơm huyền diệu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mạ non, khoai sắn, rau cần). + Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì. b) Quả cà chua: + Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. + Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh ( quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu,) Hình ảnh nhân hoá (quả leo nghịch ngợm lên ngọn lá - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây). Bài tập 2:: Viết đoạn văn
Bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. Gợi ý: + Dựa vào kết quả mà các em đã quan sát được về một loài hoa hoặc một thứ quả trong phần chuẩn bị bài ở nhà để các em viết thành một đoạn văn tả hoa hoặc quả. + Tả các đặc điểm riêng nổi bật của hoa, quả: hình dáng, màu sắc, mùi vị, ... của hoa, quả. + Chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, liên tưởng để đoạn văn có hình ảnh, sinh động hấp dẫn người đọc.(có thể học tập cách miêu tả của các nhà văn qua các đoạn văn mẫu vừa tìm hiểu). Hoa hồng nhung: Hoa hồng nhung
Hoa mai: Hoa mai
Hoa giấy: Hoa giấy
Hoa phượng: Hoa phượng
Hoa lục bình: Hoa lục bình
Quả khế: Chùm khế
Quả nhãn: Quả nhãn
Quả vải: Quả vải
Trình bày: Trình bày
Nhận xét kết luận bài tập 2:
Củng cố - Dặn dò
Kiến thức cần nhớ: Kiến thức cần nhớ
Lời cảm ơn
Cảm ơn:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU, CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ HỘI GIẢNG XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Huân
Dung lượng: 873,38KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)