Tuần 22-23. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Chia sẻ bởi Đặng Thị Thảo |
Ngày 14/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Tuần 22-23. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối thuộc Tập làm văn 4
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học Kỳ Sơn
Lớp 4B
Môn: Tập làm văn
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối:
1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
3. Kết bài: Cóthể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Để miêu tả cây cối, người ta thường tả theo trình tự nào?
* Trình tự miêu tả thường theo trình tự thời gian (theo thời điểm, theo mùa), không gian (từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể , từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.)
Người tả thường dùng các giác quan nào để quan sát?
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
Nêu các biện pháp nghệ thuật thường dùng khi miêu tả.
* Thường sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
- Khi miêu tả, người viết thường kết hợp giữa miêu tả và nêu những gì nữa?
* Thường kết hợp việc miêu tả với nêu các kỉ niệm, cảm xúc, nhận xét, đánh giá,….
- Tiết Tập làm văn trước em đã được luyện tập miêu tả bộ phận nào của cây?
a. Tả thân và lá của cây.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
Hoa sầu đâu (hoa xoan) có đặc điểm gì?
Đây là quả gì?
Em hãy nêu đặc điểm về hình dáng, màu sắc của quả cà chua?
Thứ năm, ngày 5 tháng 2 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
1. Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
Tả hoa.
Hoa sầu đâu
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi đất của ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,… Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say một thứ men gì.
Nêu cách miêu tả nét đặc sắc của hoa?
Tả vẻ đẹp của cả chùm hoa
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả mùi thơm đặc biệt của hoa?
So sánh: mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc.
- Mùi thơm hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.
Nêu các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả.
Hoa nở như cười; bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
b) Tả quả.
Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những quả nõn chung màu với cây với lá.
Cà chua ra quả xum xuê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất.
Nắng đến tạo vị thơm mát dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
Tác giả miêu tả quả cà chua theo trình tự nào?
- Tả quả cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả quả cà chua?
So sánh: Quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con ; mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu.
Nhân hóa: quả leo nghịch ngợm trên ngọn, cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây.
HOA MAI VÀNG
TRÁI VẢI TIẾN VUA
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc
một thứ quả mà em yêu thích.
Hoa sen
Hoa hồng
Hoa cánh bướm
Quả dâu tây
Quả khế
Quả sầu riêng
Củng cố:
Em vừa luyện tập miêu tả bộ phận nào của cây?
- Em cần lưu ý gì khi miêu tả?
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối:
1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
a) Tả thân và lá của cây.
b) Tả hoa và quả của cây.
3. Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
* Trình tự miêu tả thường theo trình tự thời gian (theo thời điểm, theo mùa), không gian (từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể , từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.)
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em đã tham dự tiết học
Lớp 4B
Môn: Tập làm văn
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối:
1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
3. Kết bài: Cóthể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Để miêu tả cây cối, người ta thường tả theo trình tự nào?
* Trình tự miêu tả thường theo trình tự thời gian (theo thời điểm, theo mùa), không gian (từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể , từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.)
Người tả thường dùng các giác quan nào để quan sát?
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
Nêu các biện pháp nghệ thuật thường dùng khi miêu tả.
* Thường sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
- Khi miêu tả, người viết thường kết hợp giữa miêu tả và nêu những gì nữa?
* Thường kết hợp việc miêu tả với nêu các kỉ niệm, cảm xúc, nhận xét, đánh giá,….
- Tiết Tập làm văn trước em đã được luyện tập miêu tả bộ phận nào của cây?
a. Tả thân và lá của cây.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY
Hoa sầu đâu (hoa xoan) có đặc điểm gì?
Đây là quả gì?
Em hãy nêu đặc điểm về hình dáng, màu sắc của quả cà chua?
Thứ năm, ngày 5 tháng 2 năm 2015
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
1. Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
Tả hoa.
Hoa sầu đâu
Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi đất của ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,… Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say một thứ men gì.
Nêu cách miêu tả nét đặc sắc của hoa?
Tả vẻ đẹp của cả chùm hoa
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả mùi thơm đặc biệt của hoa?
So sánh: mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc.
- Mùi thơm hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.
Nêu các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả.
Hoa nở như cười; bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
b) Tả quả.
Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những quả nõn chung màu với cây với lá.
Cà chua ra quả xum xuê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất.
Nắng đến tạo vị thơm mát dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.
Tác giả miêu tả quả cà chua theo trình tự nào?
- Tả quả cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả quả cà chua?
So sánh: Quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con ; mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu.
Nhân hóa: quả leo nghịch ngợm trên ngọn, cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây.
HOA MAI VÀNG
TRÁI VẢI TIẾN VUA
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc
một thứ quả mà em yêu thích.
Hoa sen
Hoa hồng
Hoa cánh bướm
Quả dâu tây
Quả khế
Quả sầu riêng
Củng cố:
Em vừa luyện tập miêu tả bộ phận nào của cây?
- Em cần lưu ý gì khi miêu tả?
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối:
1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
a) Tả thân và lá của cây.
b) Tả hoa và quả của cây.
3. Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
* Trình tự miêu tả thường theo trình tự thời gian (theo thời điểm, theo mùa), không gian (từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể , từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.)
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
* Các giác quan thường dùng để quan sát, nhận biết là: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em đã tham dự tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Thảo
Dung lượng: 2,47MB|
Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)