Tuan 20 - tiet 39 - tin 6 - 2013 - 2014
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: tuan 20 - tiet 39 - tin 6 - 2013 - 2014 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Biết quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản chữ Việt.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv hướng dẫn đặt vấn đề, gợi ý, giải thích. Hs quan sát, vấn đáp làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Thực hiện các thao tác mở văn bản, lưu văn bản, kết thúc?
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu các thành phần của văn bản.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thành phần cơ bản của văn bản.
+ GV: Quan sát một văn bản, phân biệt các thành phần trên văn bản đó.
+ GV: Thế nào là kí tự, dòng, đoạn, trang.
+ GV: Yêu cầu HS phân biệt kí tự, dòng, đoạn, trang.
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung.
Hoạt động 2: (5’) Tìm hiểu con trỏ soạn thảo.
+ GV: Em sử dụng thiết bị nào để nhập (gõ) nội dung văn bản?
+ GV: Quan sát con trỏ soạn thảo.
+ GV: Đặc điểm con trỏ soạn thảo văn bản như thế nào?
+ GV: Vị trí con trỏ cho biết vị trí xuất hiện của cái gì?
+ GV: Con trỏ soạn thảo di chuyển như thế nào?
+ GV: Cách thực hiện chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản.
+ GV: Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh bàn phím để di chuyển con trỏ.
Hoạt động 3: (5’) Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong Word.
+ GV: Minh họa một số cách gõ đúng và sai, yêu cầu HS chỉ ra quy tắc gõ.
+ GV: Lưu ý cho các em quy tắc gõ.
Hoạt động 4: (15’) Tìm hiểu gõ văn bản chữ Việt.
+ GV: Yêu cầu HS tìm hay gõ một số chữ Việt có dấu.
+ GV: Vậy làm thể nào để gõ và hiển thị chữ Việt?
+ GV: Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là gì?
+ GV: Giới thiệu và hướng dẫn HS cách gõ chữ Việt.
+ GV: Giới thiệu cho HS về phông chữ và cách chọn phông chữ cho phù hợp.
+ GV: Giới thiệu về phần mềm gõ chữ Việt phổ biến hiện nay.
+ GV: Cho HS thực hành gõ chữ Việt, cách chọn phông chữ tương ứng với bảng mã.
+ GV: Cho HS thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác gõ chữ Việt.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.
+ HS: Cần phân biệt : kí tự, dòng, đoạn, trang.
+ HS:
- Kí tự: Là các con chữ, số, kí hiệu,… là thành phần cơ bản.
- Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang.
- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau.
- Trang: Phần văn bản trên một trang in.
+ HS: Thực hiện ghi bài.
+ HS: Sử dụng bàn phím để nhập nội dung văn bản.
+ HS: Quan sát vạch nhấp nháy.
+ HS: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.
+ HS: Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
+ HS: Di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.
+ HS: Di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.
+ HS: Quan sát và tìm hiểu thêm.
+ HS: Quy tắc gõ HS nêu trong mục 3 SGK/72.
+ HS: Quan sát nhận biết.
+ HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 64,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)