Tuan 19 - tiet 37 - tin 8 - 2013
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: tuan 19 - tiet 37 - tin 8 - 2013 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình;
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cầu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng được lệnh for … to … do … trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv hướng dẫn, gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề. Hs vấn đáp làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Giới thiệu câu lệnh lặp trong Pascal.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu các công việc phải thực hiện nhiều lần
+ GV: Đưa ra một số ví dụ trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ GV: Yêu cầu Hs đưa ra các ví dụ khác về các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ GV: Nhận xét có những công việc mà chúng ta thường thực hiện lặp lại với số lần nhất định. Những cũng có những công việc lặp với số lần không thể biết trước.
+ GV: Yêu cầu Hs rút ra nhận xét trong một số trường hợp khi viết chương trình máy tính.
+ GV: Rút ra nhận xét kết luận cho học sinh.
Hoạt động 2: (22’) Tìm hiểu Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
+ GV: Đưa ra ví dụ 1 yêu cầu Hs đọc thông tin.
+ GV: Chia nhóm thảo luận. Trình bày cách thực hiện thao tác vẽ hình vuông ba lần.
+ GV: Các thao tác vẽ một hình vuông có cạnh 1 đơn vị.
+ GV: Yêu cầu giải thích biến k được dùng để làm gì?
+ GV: Đưa ra ví dụ 2 yêu cầu Hs đọc thông tin.
+ GV: Chia nhóm thảo luận. Trình bày thuật toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
+ GV: Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
+ GV: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong ví dụ trên được gọi là gì?
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, ghi nhận các các ví dụ, tìm hiểu thêm thông tin.
+ HS: Dựa vào đời sống thực tế đưa ra một số ví dụ khác thể hiện công việc lặp đi lặp lại.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và biết được có những công việc lặp lại với số lần nhất định, cũng có những công việc lặp với số lần không thể biết trước.
+ HS: Trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính.
+ HS: Đọc thông tin và yêu cầu của ví dụ 1.
+ HS: Các nhóm trình bày:
B1. Vẽ hình vuông.
B2. Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại B1; ngược lại, kết thúc thuật toán.
+ HS: Ta thực hiện như sau:
B1: k ( 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được).
B2: k ( k + 1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn 1 vị độ dài và quay thước 900 sang phải.
B3: Nếu k < 4 thì trở lại B2; ngược lại kết thúc thuật toán.
+ HS: Biến k được sử dụng như là biến đếm để ghi lại số cạnh đã được vẽ.
+ HS: Đọc thông tin và yêu cầu của ví dụ 2.
+ HS: Thuật toán như sau:
B1: SUM ( 0; i ( 0.
B2: i ( i + 1.
B3: Nếu i ≤ 100, thì SUM ( SUM + i và quay lại bước 2.
B4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
+ HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ HS: Các nhóm khác bổ sung nhận xét kết quả của các nhóm.
+ HS: Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp.
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)