Tuan 14 - tiet 28 - tin 8 - 2014 - 2015
Chia sẻ bởi Trần Văn Hải |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: tuan 14 - tiet 28 - tin 8 - 2014 - 2015 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
2. Kĩ năng: Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần tự giác, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
8A3:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu khái niệm bài toán và cách xác định thuật toán?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ 2 SGK trang 40.
+ GV: Xét ví dụ, Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a.
+ GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ tìm hiểu thuật toán.
+ GV: Yêu cầu các nhóm xác định Input và Output.
+ GV: Quan sát các nhóm thực hiện theo luận.
+ GV: Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ GV: Diện tích của hình A này gồm những hình nào?
+ GV: Công thức tính S hai hình này?
+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày thuật toán để tính diện tích hình A trên.
+ GV: Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ GV: Giải đáp các thắc mắc.
+ GV: Hướng dẫn HS xây dựng thuật toán.
+ GV: Yêu cầu HS ghi bài.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe tìm hiểu thuật toán.
+ HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ trình bày nội dung.
+ HS: Trả lời:
- Input: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
- Output: S của hình A.
+ HS: Diện tích gồm hình chữ nhật và hình bán nguyệt.
+ HS:
-
+ HS: Thuật toán:
Bước 1: S1 ( 2 ab. {Tính diện tích hình chữ nhật}
Bước 2: S2 ( . {Tính diện tích hình bán nguyệt}
Bước 3: S ( S1 + S2 và kết thúc.
+ HS: Thực hiện ghi bài.
4. Một số ví dụ về thuật toán.
* Ví dụ 2: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a. Tính diện tích hình A.
- Input: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
- Output: S của hình A.
- Thuật toán:
Bước 1: S1 ( 2 ab. {Tính diện tích hình chữ nhật}
Bước 2: S2 ( . {Tính diện tích hình bán nguyệt}
Bước 3: S ( S1 + S2 và kết thúc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ 3 SGK trang 41.
+ GV: Phân nhóm cho HS thực hiện thảo luận tìm hiểu nội dung bài học.
+ GV: Lần lượt hướng dẫn cho các em thực hiện các bài toán.
+ GV; Yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện các yêu cầu đưa ra, tìm hiểu nội dung của bài toán.
+ GV: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
+ GV: Yêu cầu HS xác định Input và Output của bài toán.
+ GV: Cho các nhóm thực hiện thảo luận và trình bày.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các em.
+ GV: Theo em tổng của dãy 100 số tự nhiên đầu tiên được thực hiện như thế nào. Trình bày ý tưởng thực hiện tính bài toán trên?
+ GV: Dựa trên ý tưởng đã trình bày trên em hãy biểu diễn thuật toán tính tổng “Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên” này?
+ GV: Nhận xét, bổ sung.
+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện viết thuật toán.
+ GV: Có bao nhiêu bước cần phải thực hiện trong thuật toán này.
+ GV: Em có nhận xét gì với thuật toán này?
+ GV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 56,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)