Tuần 11. Mở bài trong bài văn kể chuyện

Chia sẻ bởi Trần Thị Nghĩa | Ngày 14/10/2018 | 88

Chia sẻ tài liệu: Tuần 11. Mở bài trong bài văn kể chuyện thuộc Tập làm văn 4

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ

VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

Môn: Tập làm văn (buổi thứ 2) - Lớp 4A
ơ
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.
Tập làm văn:

Kiểm tra kiến thức cũ:
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Bài tập: Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?
Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
a) Cậu bé Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ, nhưng với ý chí và nghị lực, cậu đã vươn lên và thành công trong cuộc sống.
b) Trong cuộc sống dù gặp hoàn cảnh khó khăn thế nào, nhưng nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước và sẽ trở thành người tài. Câu chuyện Bàn chân kì diệu giúp các em hiểu được điều đó.
Đáp án:
Câu a: Mở bài trực tiếp.
Câu b: Mở bài gián tiếp

Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.

Tập làm văn:

Mở bài trong bài văn kể chuyện

Ôn tập kiến thức:
Thế nào là mở bài trực tiếp?
Thế nào là mở bài gián tiếp?
Bài tập: Đọc và xác định các mở bài sau là kiểu mở bài nào?
a) Từ bao đời nay các câu chuyện cổ luôn là những bài học mà ông cha ta muốn răng dạy con cháu. Qua câu chuyện những hạt thóc giống, muốn khuyên chúng ta trong cuộc sống phải trung thực thì sẽ được hưởng hạnh phúc câu chuyện như sau:
b) Cậu bé Chôm nhờ sự trung thực, dũng cảm đã được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. Câu chuyện thế này:
c) Trong cuộc sống những người có đức tính trung thực, dám nói lên sự thật thì sẽ được mọi người tin yêu. Câu chuyện về cậu bé Chôm sẽ cho các em thấy được điều đó.
Câu a: Mở bài gián tiếp.
Câu b: Mở bài trực tiếp.
Câu c: Mở bài gián tiếp.
a) Cậu bé Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ, nhưng với ý chí và nghị lực, cậu đã vươn lên và thành công trong cuộc sống.
b) Trong cuộc sống dù gặp hoàn cảnh khó khăn thế nào, nhưng nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước và sẽ trở thành người tài. Câu chuyện Bàn chân kì diệu giúp các em hiểu được điều đó.

Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.

Tập làm văn:

Mở bài trong bài văn kể chuyện

Bài luyện tập ở lớp:

Bài tập 1: Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào ?

Há miệng chờ sung
Xưa có một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng chẳng chịu học hành, làm lụng gì cả. Hằng ngày anh ta cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng ra thật to, chờ cho sung rụng vào thì ăn. Nhưng đợi mãi mà chẳng có quả sung nào rụng trúng miệng. Bao nhiêu quả rụng đều rơi chệch ra ngoài.
Chờ có người đi qua đường, chàng lười gọi lại, nhờ nhặt sung bỏ hộ vào miệng. Không may, gặp phải một tay cũng lười. Hắn ta lấy hai ngón chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho chàng lười. Anh chàng bực lắm, gắt:
Ôi chao! Người đâu mà lười thế!
Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam

Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.

Tập làm văn:

Mở bài trong bài văn kể chuyện

Bài luyện tập ở lớp:

Nhóm chuyên cần

Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?
a) Nguyễn Hiền là một cậu bé thông minh, có ý chí, cậu đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Câu chuyện như sau:
b) Trong cuộc sống dù hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu có ý chí vươn lên thì chắc chắn sẽ thành công. Câu chuyện Ông Trạng thả diều sẽ giúp các em thấy được điều đó.

Nhóm chăm chỉ

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay (từ 2 đến 3 câu) theo cách mở bài gián tiếp.

Nhóm siêng năng

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay (từ 3 đến 4 câu) theo cách mở bài gián tiếp.
(…)
(…………)
Câu 4
Câu 1
Câu 3
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.

Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Câu 2

Kiểm tra đánh giá:
Cánh diều tuổi thơ
Câu 1: Trong bài văn kể chuyện có mấy cách
mở bài? Đó là những cách nào?
Trong bài văn kể chuyện có hai cách mở bài:
1. Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu
câu chuyện.
2. Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào
câu chuyện định kể.
Cánh diều tuổi thơ
Câu 2: Trong cuộc sống phải luôn thật thà , trung
thực, phải biết xử trí thông minh để không mắc lừa
những kẻ gian dối, độc ác. Điều đó được thể hiện
thông qua câu chuyện dân gian Gà Trống và Cáo.

Mở bài gián tiếp
Câu 3: Với tính cách mạnh mẽ, khôn ngoan Gà
Trống đã làm cho Cáo phải sợ mất vía. Câu chuyện
như sau:

Mở bài trực tiếp
Câu 4: Sống trên đời chúng ta phải luôn cảnh giác,
chớ vội tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu.
Câu chuyện Gà Trống và Cáo sẽ giúp các em thấy
được điều đó.

Mở bài gián tiếp
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em học sinh đã về tham dự!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nghĩa
Dung lượng: 2,79MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)