Tuan 10 - tiet 19 - tin 8 - 2013 - 2014

Chia sẻ bởi Trần Văn Hải | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: tuan 10 - tiet 19 - tin 8 - 2013 - 2014 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:




Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán.
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
2. Kĩ năng: Lấy được ví dụ về bài toán và thuật toán.
3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần tự giác, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv dẫn dắt và hướng dẫn, thuyết trình, quy nạp. Hs nghiên cứu giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5)’
Câu 1: Cú pháp khai báo biến?
Câu 2: Áp dụng khai báo biến a, b kiểu số thực, s là kiểu số nguyên?
3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG

Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu về bài toán và xác định bài toán.
+ GV: Yêu cầu HS đọc nội dung và tìm hiểu thông tin trong SGK.
+ GV: Yêu cầu HS khái quát lại khái niện về bài toán. Cho HS lấy một số ví dụ về bài toán trong các môn Toán, Lý,…
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại về khái niệm bài toán.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách để thực hiện giải quyết được một bài toán cụ thể.
+ GV: Xét ví dụ: Tính diện tích hình tròn với bán kính cho trước.
+ GV: Yêu cầu HS chỉ ra điều kiện cho trước và kết quả thu được ở đây là gì?
+ GV: Cho HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn.
+ GV: Đưa ra các ví dụ khác.
+ GV: Trong toán học, trước khi bắt đầu giải một bài toán, ta thường tìm giả thiết và kết luận.
+ GV: Trong tin học, phần giả thiết là điều kiện cho trước (input), phần kết luận là kết quả thu được (output) ( Đó là cách xác định một bài toán trong tin học, chúng dùng để cho ta viết một chương trình giải toán trên máy tính.
+ GV: Cho HS ghi bài.
Hoạt động 2: (22’) Tìm hiểu quá trình giải toán trên máy tính.
+ GV: Yêu cầu HS đọc nội dung và tìm hiểu thông tin trong SGK.
+ GV: Để máy tính có thể “giải” được bài toán chúng ta phải làm gì với máy tính?
+ GV: Máy tính có tự giải toán không?
+ GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học trình bày.
+ GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức từ các lớp dưới giải thích vì sao máy tính không thể tự giải toán đươc?


+ GV: Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán gọi là?
+ GV: Em hiểu thế nào là thuật toán khi thực hiện giải một bài toán.
+ GV: Trình bày các bước để giải bài toán trên máy tính.
+ GV: Yêu cầu một HS trình bày các bạn khác lắng nghe, nhận xét.
+ GV: Hướng dẫn cho HS thực hiện các bước cần lưu ý.
+ GV: Đưa ra các ví dụ khác nhau cho HS thực hiện.


+ HS: Đọc tim hiểu thông tin trong SGK.
+ HS: Ví dụ: Tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ với tốc độ 60km/giờ.
+ HS: Có thể hiểu bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
+ HS: Cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết qủa cần thu được.
+ HS:
- Điều kiện cho trước: Cho bán kính đường tròn. Số pi.
- Kết quả thu được: Tính Sht?

+ HS: Sht=pi.r2.

+ HS: Tìm hiểu các ví dụ.
+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe.


+ HS: Quan sát, lắng nghe ( ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Tìm hiểu về cách thực hiện xác định một bài toán trong tin học, để các em có các bước căn bản khi giải một bài toán cụ thể.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.


+ HS: Đọc tim hiểu thông tin trong SGK.
+ HS: Con người phải chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Hải
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)