TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: TỰ NHIÊN XÃ HỘI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của tổ 3
Câu hỏi:
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau:TT/ Tên các cuộc khởi nghĩa/ Thời gian (năm)/ Kết quả, ý nghĩa.
Ở buổi đầu dựng nước và giữ nước đã để lại cho dân ta những truyền thống quý báo nào?
Lập bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử Việt Nam từ năm 1010 đến năm 1858, theo mẫu sau:TT/ Năm/ Sự kiện chính.
Câu 1:Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc theo mẫu sau:TT/ Tên các cuộc khởi nghĩa/ Thời gian (năm)/ Kết quả, ý nghĩa.
Câu 2: Ở buổi đầu dựng nước và giữ nước đã để lại cho dân tộc ta nhưng truyền thống quý báu nào?
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta.


Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đó và đã hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất... đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư thật sự là diễn đàn rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, nơi mỗi người dân có thể phát huy quyền dân chủ trực tiếp của mình, góp phần củng cố khối đại đoàn... xã hội, sự đoàn kết nhất trí cao hơn nữa trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Tinh thần của Ngày hội đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nếp nghĩ, nếp sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam.

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ ngày thành lập, Đảng ta luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống kết hợp với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đó là bài học lớn của cách mạng Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”.
Nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lâu dài ấy là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, một sức sống kỳ diệu bởi sức mạnh, sức chịu đựng và khả năng ứng xử với mọi tình huống nhằm giữ vững bản sắc của mình và không ngừng phát triển, lớn lên về mọi mặt. Cội nguồn của sức sống đó, cốt lõi của sức sống đó, là tính cộng đồng dân tộc, ý thức và ý chí làm nên sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam thành một khối bởi nhiều mối quan hệ: đó là sức mạnh, sức đề kháng, sức đấu tranh chống mọi thiên tai và địch họa vì sự sống còn và sự phát triển của cộng đồng và của dân tộc.
Một điều lý thú mà đến nay các nhà sử học cũng chưa làm sáng tỏ được, đó là sự hình thành rất sớm của dân tộc Việt Nam, của quốc gia Việt Nam ngay từ thời vua Hùng, khác hẳn với nhiều nước châu Âu, ở đây phải chờ đến thời đại hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản thì mới xuất hiện những điều kiện và cơ hội đưa đến sự ra đời của những dân tộc và những quốc gia.
Biểu tình chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam(Hà Nội, 9h ngày 5/6/2011)
 
 
 
2. Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn.

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân.
Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức HCM….. Tất cả các việc làm trên đều thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tôc ta.
3. Truyền Thống Hiếu Học
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được hình thành từ lâu đời do “các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cần kíp”. Truyền thông hiếu học cũng đã được bồi đắp củng cố trong nhân dân bằng các điều khoản trong ``lệ làng`` phép nước`` thể hiện trong các chính sách sử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với các nhà khoa bảng. ``Lệ làng`` thể hiện trong việc khuyến khích, giúp đỡ người theo học thành tài và đề cao họ trong làng xóm. Lệ làng và phép nước bố sung cho nhau, cùng khuyến khích việc học tập làm cho truyền thống hiếu học càng tô đậm
4. Truyền thống"Uống nước nhớ nguồn"
Cách đây 60 năm, ngày 27-7-1947 được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Ngày Thương binh toàn quốc (sau đó được đổi là Ngày thương binh, liệt sĩ). Ngày này đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn thúc giục, nhắc nhở toàn Ðảng, toàn dân ta phát huy hơn nữa truyền thống "uống nước nhớ nguồn" - một đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. Vào ngày này, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây".
5. truyền thống “tôn sư trọng đạo”
Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ:  “Quân – Sư – Phụ”.
Với vinh dự và trọng trách ấy, nhiều nhà giáo đã làm rạng rỡ non sông đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của chúng ta.
Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.
Câu 3: Lập bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử Việt Nam từ năm 1010 đến năm 1858, theo mẫu sau:TT/ Năm/ Sự kiện chính.
Phần thuyết trình của nhóm 3 đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dung lượng: 996,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)