Tư liệu về người Quảng Ngãi (tt)
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hoanh |
Ngày 16/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu về người Quảng Ngãi (tt) thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
SÁU VỊ PHÓ BẢNG NGƯỜI QUẢNG NGÃI
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong kỳ thi Hội tại kinh đô, ông Nguyễn Bá Nghi thi đỗ Phó Bảng, trở thành người đầu tiên trong số 11 người Quảng Ngãi từng được vinh danh trên bảng vàng đại đăng khoa Ttiến sỹ, Phó bảng) thời Nho học. Ngoài 5 vị Tiến sỹ, có 6 người đỗ phó bảng, đó là: 1. Phó bảng Nguyễn Bá Nghi (1807 – 1870) Nguyễn Bá Nghi, tự là Sư Phần, sinh năm Đinh Mão (1807), người làng Thời Phố (sau đổi là Lạc Phố), huyện Mộ Hoa, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Khoa thi hương năm Tân Mão (Minh Mạng năm thứ 12 – 1831) ông đỗ cử nhân tại trường thi Thừa Thiên, xếp thứ 10 trong số 12 người được lấy, năm sau (1832) đỗ tiếp phó bảng, khi mới 26 tuổi.
Nguyễn Bá Nghi làm quan triều Nguyễn, trải 3 đời vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều trọng trách: Khâm sai đại thần, Thượng thư, Tổng đốc, Kinh diên giảng quan, Cơ mật viện đại thần… Đường hoạn lộ của ông kéo dài gần 40 năm, trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam; nhiều gian nan, ghập ghềnh, khi thăng, khi giáng, nhưng lúc nào ông cũng thể hiện là một người mẫn cán, kiên nghị, giàu kiến văn, chuộng thực tiễn. Nguyễn Bá Nghi từng được vua Tự Đức giao nhiệm vụ tổ chức trùng tu đền Quốc tổ Hùng Vương và là người vận động các nhà khoa mục, văn thân ở quê nhà xây dựng Văn chỉ huyện Mộ Đức, hiện nay vẫn còn di tích. “Sư phần thi văn tập” là trước tác của ông để lại cho đời sau. Nguyễn Bá Nghi là người làm chủ khảo các kỳ thi Hương năm Mậu Thân (1848) tại trường Gia Định, năm Canh Tuất (1850) tại trường Hà Nội; Quan duyệt quyển các khoa thi Hội năm Giáp Thìn (1844), Chế khoa năm Tân Hợi (1851). Ông mất tại Sơn Tây năm Canh Ngọ (1870). Phần mộ hiện tọa lạc tại quê nhà, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Con trai Nguyễn Bá nghi là nhà yêu nước Nguyễn Bá Loan (1857 – 1908), một yếu nhân trong các phong trào Cần vương, Duy Tân, Kháng thuế ở Quảng Ngãi. 2. Phó bảng Lê Thúc Đôn (1805 - ?): Lê Thúc Đôn sinh năm Ất Sửu (1805), người làng Phú Nhuận, huyện Bình Sơn, nay thuộc xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, đỗ phó bảng năm 34 tuổi. Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (Minh Mạng năm thứ 18 – 1837) tại trường thi hương Thừa Thiên, xếp thứ 12 trong số 32 người được lấy đỗ. Năm Mậu Tuất (Minh Mạng năm thứ 19 – 1838) ông đỗ phó bảng Sau khi thi đỗ phó bảng, Lê Thúc Đôn ra làm quan, từng giữ chức Bố chánh Thanh Hóa; mất trong trường hợp nào và năm nào chưa rõ. 3. Phó bảng Đỗ Đăng Đệ (1814 – 1888): Đỗ Đăng Đệ là ông nội Tiến sỹ Đỗ Quân, tự Thứ Khanh, hiệu là Tùng Đường, nổi tiếng hay chữ từ nhỏ, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu - Thiệu Trị thứ 1 (1841) tại trường thi Hương Thừa Thiên; đỗ Phó Bảng khoa Mậu Dần - Thiệu Trị thứ 2 (1842) – cùng khoa với Tiến sỹ Trương Đăng Trinh. Sau khi thi đậu ông được bổ làm Kiểm thảo ở Hàn Lâm Viện, sung nội các hành tẩu rồi lần lượt được đưa đi giữ các chức Huyện Tể Tuy Hòa, đồng Tri Phủ Thuận An, Tri Phủ Nghĩa Hưng (Nam Định); lại được điều về kinh làm Giám sát Ngự Sử. Sau các vụ thanh xét về nhũng lạm, nhận hối lộ của các quan lại đầu tỉnh ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, ông được vua Tự đức khen ngợi, chuyển làm Hộ Thừa biện, rồi Viên Ngoại lang bộ Hình, Lang Trung Bộ Binh, Án sát sứ Bình Thuận. Tháng 10 năm Tự Đức thứ 12 (1859), khi ông đang nghỉ chức để cư tang mẹ thì có chỉ của Vua gác tình riêng lo việc xã tắc; sung chức Bang Biện quân thứ Quảng Nam, rồi Bố Chánh sứ Định Tường. Năm 1860, Thành Định Tường thất thủ, Đỗ Đăng Đệ bị cách chức. Dần dần được phục, giữ các chức Thượng Biện quân vụ, Bang Biện quân thứ, Hồng Lô tự khanh, Biện lý bộ Hình (1865), Kinh Triệu Doãn. Năm Tự Đức thứ 21 ông được vua khen, ban thơ, đổi làm Biện lý bộ Hộ. Nhưng năm sau ông lại bị 2 lần giáng cấp, giữ Thị Lang rồi Tham Tri bộ Hộ. Năm 1876 (Tự Đức 29) Đỗ Đăng Đệ được
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong kỳ thi Hội tại kinh đô, ông Nguyễn Bá Nghi thi đỗ Phó Bảng, trở thành người đầu tiên trong số 11 người Quảng Ngãi từng được vinh danh trên bảng vàng đại đăng khoa Ttiến sỹ, Phó bảng) thời Nho học. Ngoài 5 vị Tiến sỹ, có 6 người đỗ phó bảng, đó là: 1. Phó bảng Nguyễn Bá Nghi (1807 – 1870) Nguyễn Bá Nghi, tự là Sư Phần, sinh năm Đinh Mão (1807), người làng Thời Phố (sau đổi là Lạc Phố), huyện Mộ Hoa, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Khoa thi hương năm Tân Mão (Minh Mạng năm thứ 12 – 1831) ông đỗ cử nhân tại trường thi Thừa Thiên, xếp thứ 10 trong số 12 người được lấy, năm sau (1832) đỗ tiếp phó bảng, khi mới 26 tuổi.
Nguyễn Bá Nghi làm quan triều Nguyễn, trải 3 đời vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều trọng trách: Khâm sai đại thần, Thượng thư, Tổng đốc, Kinh diên giảng quan, Cơ mật viện đại thần… Đường hoạn lộ của ông kéo dài gần 40 năm, trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam; nhiều gian nan, ghập ghềnh, khi thăng, khi giáng, nhưng lúc nào ông cũng thể hiện là một người mẫn cán, kiên nghị, giàu kiến văn, chuộng thực tiễn. Nguyễn Bá Nghi từng được vua Tự Đức giao nhiệm vụ tổ chức trùng tu đền Quốc tổ Hùng Vương và là người vận động các nhà khoa mục, văn thân ở quê nhà xây dựng Văn chỉ huyện Mộ Đức, hiện nay vẫn còn di tích. “Sư phần thi văn tập” là trước tác của ông để lại cho đời sau. Nguyễn Bá Nghi là người làm chủ khảo các kỳ thi Hương năm Mậu Thân (1848) tại trường Gia Định, năm Canh Tuất (1850) tại trường Hà Nội; Quan duyệt quyển các khoa thi Hội năm Giáp Thìn (1844), Chế khoa năm Tân Hợi (1851). Ông mất tại Sơn Tây năm Canh Ngọ (1870). Phần mộ hiện tọa lạc tại quê nhà, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Con trai Nguyễn Bá nghi là nhà yêu nước Nguyễn Bá Loan (1857 – 1908), một yếu nhân trong các phong trào Cần vương, Duy Tân, Kháng thuế ở Quảng Ngãi. 2. Phó bảng Lê Thúc Đôn (1805 - ?): Lê Thúc Đôn sinh năm Ất Sửu (1805), người làng Phú Nhuận, huyện Bình Sơn, nay thuộc xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, đỗ phó bảng năm 34 tuổi. Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (Minh Mạng năm thứ 18 – 1837) tại trường thi hương Thừa Thiên, xếp thứ 12 trong số 32 người được lấy đỗ. Năm Mậu Tuất (Minh Mạng năm thứ 19 – 1838) ông đỗ phó bảng Sau khi thi đỗ phó bảng, Lê Thúc Đôn ra làm quan, từng giữ chức Bố chánh Thanh Hóa; mất trong trường hợp nào và năm nào chưa rõ. 3. Phó bảng Đỗ Đăng Đệ (1814 – 1888): Đỗ Đăng Đệ là ông nội Tiến sỹ Đỗ Quân, tự Thứ Khanh, hiệu là Tùng Đường, nổi tiếng hay chữ từ nhỏ, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu - Thiệu Trị thứ 1 (1841) tại trường thi Hương Thừa Thiên; đỗ Phó Bảng khoa Mậu Dần - Thiệu Trị thứ 2 (1842) – cùng khoa với Tiến sỹ Trương Đăng Trinh. Sau khi thi đậu ông được bổ làm Kiểm thảo ở Hàn Lâm Viện, sung nội các hành tẩu rồi lần lượt được đưa đi giữ các chức Huyện Tể Tuy Hòa, đồng Tri Phủ Thuận An, Tri Phủ Nghĩa Hưng (Nam Định); lại được điều về kinh làm Giám sát Ngự Sử. Sau các vụ thanh xét về nhũng lạm, nhận hối lộ của các quan lại đầu tỉnh ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, ông được vua Tự đức khen ngợi, chuyển làm Hộ Thừa biện, rồi Viên Ngoại lang bộ Hình, Lang Trung Bộ Binh, Án sát sứ Bình Thuận. Tháng 10 năm Tự Đức thứ 12 (1859), khi ông đang nghỉ chức để cư tang mẹ thì có chỉ của Vua gác tình riêng lo việc xã tắc; sung chức Bang Biện quân thứ Quảng Nam, rồi Bố Chánh sứ Định Tường. Năm 1860, Thành Định Tường thất thủ, Đỗ Đăng Đệ bị cách chức. Dần dần được phục, giữ các chức Thượng Biện quân vụ, Bang Biện quân thứ, Hồng Lô tự khanh, Biện lý bộ Hình (1865), Kinh Triệu Doãn. Năm Tự Đức thứ 21 ông được vua khen, ban thơ, đổi làm Biện lý bộ Hộ. Nhưng năm sau ông lại bị 2 lần giáng cấp, giữ Thị Lang rồi Tham Tri bộ Hộ. Năm 1876 (Tự Đức 29) Đỗ Đăng Đệ được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hoanh
Dung lượng: 195,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)