Tư liệu tham khảo về Nguyễn Trãi
Chia sẻ bởi Phan Đình Chiến |
Ngày 12/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu tham khảo về Nguyễn Trãi thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TƯ LIÊU VỀ NGUYỄN TRÃI
I- Cuộc đời:
- Hiệu Ức Trai (1830-1442). Quê gốc ở Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
- Thân phụ là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc.
- NT sống trong thời đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ. Năm 1400, NT thi đỗ Thái học sinh. Cả hai cha con đều làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sáng cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị giặc bắt giữ ở Đông quan. Nguyễn Trãi bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (kế đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng . Ông trở thành quân sư số một của Lê Lợi. Từ đó bắt đầu một đoạn đời hào hùng. NT tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi đuổi xong giặc nước, NT chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua dân hòa mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển sáng giai đoạn khó khăn và bi thảm. Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, sai quân bắt tội, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cho nên Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Sau khi được tha, ông không được tin dùng nữa. Suốt mười năm (1429-1439), NT chỉ được giao những chức nhàn quan không có thực quyền. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở Côn Sơn, nhưng chỉ mấy tháng sau, vua Lê Thái Tông lại vời ông ra giúp nước. Nguyễn Trãi đang hi vọng một thời cơ mới thì thật không may, chỉ ba năm sau, một thảm họa đã giáng xuống. Vụ án Lệ Chi viên, vụ án oan lớn nhất lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão của mình. Ông đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cuối cùng đã bị giết hại một cách oan khốc, thảm thương (tru di tam tộc – năm 1442). Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết(rửa oan). Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
II- Sự nghiệp văn học:1- Tác phẩm của Nguyễn Trãi:
NT là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hóa, văn học.
Tác phẩm của NT cũng phải chịu một số phận long đong. Sau khi ông mất, nhiều tác phẩm từng bị ra lệnh tiêu hủ. Hai mươi lăm năm sau, Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhưng rồi lại bị thất tán. Mãi đến đầu thế kỉ XIX, tác phẩm của ông mới được tìm lại và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in. Chỉ nhờ vào tình yêu thơ văn NT của biết bao thế hệ, các tác phẩm ấy mới được bảo tồn.
Về quân sự và chính trị, NT có Quân trung từ mệnh tập, gồm một số thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và những bức thư ông nhân danh Lê Lợi viết để giao thiệp với các tướng nhà Minh, thực hiện kế hoạch đánh vào lòng người. Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử, một văn kiện tổng kết đầy đủ và xúc động về cuộc kháng chiến anh dũng chống quân Minh và cũng là một bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài bài Đại cáo bình Ngô, NT còn soạn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lục … Trong đó đáng chú ý là bài Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ.
Về lịch sử, các tác phẩm Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của NT đã ghi lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định tư tưởng gắn bó với nhân dân là điều kiện tiên quyết của mọi thắng lợi.
Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất còn
I- Cuộc đời:
- Hiệu Ức Trai (1830-1442). Quê gốc ở Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
- Thân phụ là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc.
- NT sống trong thời đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ. Năm 1400, NT thi đỗ Thái học sinh. Cả hai cha con đều làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sáng cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị giặc bắt giữ ở Đông quan. Nguyễn Trãi bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (kế đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng . Ông trở thành quân sư số một của Lê Lợi. Từ đó bắt đầu một đoạn đời hào hùng. NT tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi đuổi xong giặc nước, NT chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua dân hòa mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển sáng giai đoạn khó khăn và bi thảm. Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, sai quân bắt tội, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cho nên Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Sau khi được tha, ông không được tin dùng nữa. Suốt mười năm (1429-1439), NT chỉ được giao những chức nhàn quan không có thực quyền. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở Côn Sơn, nhưng chỉ mấy tháng sau, vua Lê Thái Tông lại vời ông ra giúp nước. Nguyễn Trãi đang hi vọng một thời cơ mới thì thật không may, chỉ ba năm sau, một thảm họa đã giáng xuống. Vụ án Lệ Chi viên, vụ án oan lớn nhất lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão của mình. Ông đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cuối cùng đã bị giết hại một cách oan khốc, thảm thương (tru di tam tộc – năm 1442). Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết(rửa oan). Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
II- Sự nghiệp văn học:1- Tác phẩm của Nguyễn Trãi:
NT là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hóa, văn học.
Tác phẩm của NT cũng phải chịu một số phận long đong. Sau khi ông mất, nhiều tác phẩm từng bị ra lệnh tiêu hủ. Hai mươi lăm năm sau, Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhưng rồi lại bị thất tán. Mãi đến đầu thế kỉ XIX, tác phẩm của ông mới được tìm lại và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in. Chỉ nhờ vào tình yêu thơ văn NT của biết bao thế hệ, các tác phẩm ấy mới được bảo tồn.
Về quân sự và chính trị, NT có Quân trung từ mệnh tập, gồm một số thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và những bức thư ông nhân danh Lê Lợi viết để giao thiệp với các tướng nhà Minh, thực hiện kế hoạch đánh vào lòng người. Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử, một văn kiện tổng kết đầy đủ và xúc động về cuộc kháng chiến anh dũng chống quân Minh và cũng là một bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài bài Đại cáo bình Ngô, NT còn soạn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lục … Trong đó đáng chú ý là bài Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ.
Về lịch sử, các tác phẩm Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của NT đã ghi lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định tư tưởng gắn bó với nhân dân là điều kiện tiên quyết của mọi thắng lợi.
Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Đình Chiến
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)