Tư liệu tham khảo về Nguyễn Du
Chia sẻ bởi Phan Đình Chiến |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu tham khảo về Nguyễn Du thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
NGUYỄN DU (1765-1820)
Nhà thơ lớn , đại thi hào dân tộc Nguyễn Du , tự Tố Như , hiệu Thanh Hiên . Trong thời gian sống ở quê nhà , ông còn có hiệu Hồng Sơn liệp hộ và Nam Hải điếu đồ . Quê gốc : làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân , xứ Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh ). Quê mẹ : làng Hoa Thiều , xứ Kinh Bắc , nay là tỉnh Bắc Ninh . Ông xuất thân từ thế gia vọng tộc . Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm đỗ Hoàng giáp , tước Xuân quận công , làm quan đến chức Đại tư đồ . Bác ruột là Nguyễn Huệ (1705 –1733), Đậu tiến sĩ (chưa kịp vinh qui thì lâm bệnh mất đột ngột ) . Anh cả ông là Nguyễn Khản , đậu Tiến sĩ làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng ), tước Toản quận công . Các anh khác như Nguyễn Điều , Nguyễn Nễ đều được phong tước hầu . Họ Nguyễn Tiên Điền vừa nổi tiếng khoa hoạn lại vừa nổi tiếng văn thơ . Nguyễn Nghiễm , Nguyễn Khản và sau này là Nguyễn Hành đều có thơ văn để lại.
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở Thăng Long , thi đậu tam trường hương thí(tú tài) lúc 19 tuổi . Sau đó ông dời kinh đô lên Thái Nguyên nhậm một chức võ quan của người cha nuôi họ Hà. Từ khi triều Lê-Trịnh sụp đổ,ông bỏ quan về quê vợ ở Quỳnh Côi, xứ Sơn Nam, rồi vào sống nhiều năm ở vùng sông Lam, núi Hồng, trải qua mọi cảnh ngộ gian nan : đại gia bị phá sản, anh em ly tán, nhà nghèo …Đây là thời kỳ mà ông coi là “thập tải phong trần” .Trong “Mười năm gió bụi” này, có lúc ông dự định gia nhập đám Cần vương phò Lê hay chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, dựa vào quân chúa Nguyễn để khôi phục nhà Lê! Tất cả đều không thành .Năm 1802, NguyễnÁnh đánh bại Tây Sơn, lập triều đại Nguyễn ở tân đô Huế. Đầu niên hiệu Gia Long, triều đình xuống chiếu lục dụng các cựu thần nhà Lê. Ông được cất nhắc và không thể khước từ.
Năm 1802, ông được bổ nhiệm Tri huyện Phù Dung ( tức Phù Cừ, Hưng Yên ), sau thăng Tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Tây ). Năm 1805 , nhận hàm Đông các điện học sĩ , tước Du đức hầu . Năm 1809 , làm Cai bạ dinh Quảng Bình , được đánh giá là quan cai trị giỏi “sĩ phu và nhân dân đều thương yêu “. Năm 1813 , về kinh lĩnh chức Cần chánh điện học sĩ , sung Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc )triều cống. Lúc trở về nước , ông được thăng Hữu tham tri bộ Lễ , thuộc hàng đại thần . Năm1820, Gia Long mất, Minh Mệnh nối ngôi, một lần nữa Nguyễn Du được cất cử làm Chánh sứ sang Yên Kinh (Bắc Kinh ) cầu phong cho vua mới. Chưa kịp lên đường thì ông mất tại kinh đô Huế , hưởng thọ 55 tuổi. Di cốt ông đã được dời về làng cũ Tiên Điền .
Kể lại cuộc đời làm quan của Nguyễn Du , sách Đại Nam chính biên liệt truyện ghi nhận : Nguyễn Du làm việc chăm chỉ , nhưng hay cáo bệnh về nghỉ đến bốn , năm lần . Ông lại rụt rè ít nói nên vua Gia Long đã có lần quở trách : “ Nhà nước dùng người , cứ kẻ hiền tài là dùng , chứ không phân biệt Nam , Bắc . ngươi với ta đã được ơn tri ngộ , làm quan đến bậc Á khanh , biết việc gì thì phải nói , để bày tỏ hết trách nhiệm của mình , sao cứ sợ hãi , rụt rè , chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi ?”. Có thể nói : phần nào Gia Long đã nhìn thấy tâm sự của Nguyễn Du . Không những ông có tài xuất chúng về văn chương , mà ông còn giỏi trị nước an dân , nhưng quả thật ông chỉ làm “cho qua chuyện “ , bởi những năm tháng quan trường của ông chỉ là một chuỗi nỗi u uẩn , day dứt :Bó thân về với triều đình – Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu !- Áo xiêm ràng buộc lấy nhau –Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ! “. (Truyện Kiều )
Tuy vậy , đây mới chỉ là một phần – dù rất sâu sắc – tâm sự của Tố Như . Trước khi từ giã cõi đời , Nguyễn Du còn có bao nhiêu điều muốn giãi bày với hậu thế . Hai câu trong bài Độc Tiểu Thanh ký đãbộc lộ điều đó: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như “ (Ba trăm năm nữa ta không biết ,Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?). Đọc phần di sản văn chương của ông , chúng ta còn hiểu thêm ít nhiều tâm sự của nhà thơ .
Sự nghiệp văn chương :
Về thơ chữ Hán có Thanh Hiên thi tập ( 2 tập ), Nam trung tạp ngâm,Bắc hành tạp lục . Cả ba tập có đến ngót 1000 bài ,
Nhà thơ lớn , đại thi hào dân tộc Nguyễn Du , tự Tố Như , hiệu Thanh Hiên . Trong thời gian sống ở quê nhà , ông còn có hiệu Hồng Sơn liệp hộ và Nam Hải điếu đồ . Quê gốc : làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân , xứ Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh ). Quê mẹ : làng Hoa Thiều , xứ Kinh Bắc , nay là tỉnh Bắc Ninh . Ông xuất thân từ thế gia vọng tộc . Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm đỗ Hoàng giáp , tước Xuân quận công , làm quan đến chức Đại tư đồ . Bác ruột là Nguyễn Huệ (1705 –1733), Đậu tiến sĩ (chưa kịp vinh qui thì lâm bệnh mất đột ngột ) . Anh cả ông là Nguyễn Khản , đậu Tiến sĩ làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng ), tước Toản quận công . Các anh khác như Nguyễn Điều , Nguyễn Nễ đều được phong tước hầu . Họ Nguyễn Tiên Điền vừa nổi tiếng khoa hoạn lại vừa nổi tiếng văn thơ . Nguyễn Nghiễm , Nguyễn Khản và sau này là Nguyễn Hành đều có thơ văn để lại.
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở Thăng Long , thi đậu tam trường hương thí(tú tài) lúc 19 tuổi . Sau đó ông dời kinh đô lên Thái Nguyên nhậm một chức võ quan của người cha nuôi họ Hà. Từ khi triều Lê-Trịnh sụp đổ,ông bỏ quan về quê vợ ở Quỳnh Côi, xứ Sơn Nam, rồi vào sống nhiều năm ở vùng sông Lam, núi Hồng, trải qua mọi cảnh ngộ gian nan : đại gia bị phá sản, anh em ly tán, nhà nghèo …Đây là thời kỳ mà ông coi là “thập tải phong trần” .Trong “Mười năm gió bụi” này, có lúc ông dự định gia nhập đám Cần vương phò Lê hay chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, dựa vào quân chúa Nguyễn để khôi phục nhà Lê! Tất cả đều không thành .Năm 1802, NguyễnÁnh đánh bại Tây Sơn, lập triều đại Nguyễn ở tân đô Huế. Đầu niên hiệu Gia Long, triều đình xuống chiếu lục dụng các cựu thần nhà Lê. Ông được cất nhắc và không thể khước từ.
Năm 1802, ông được bổ nhiệm Tri huyện Phù Dung ( tức Phù Cừ, Hưng Yên ), sau thăng Tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Tây ). Năm 1805 , nhận hàm Đông các điện học sĩ , tước Du đức hầu . Năm 1809 , làm Cai bạ dinh Quảng Bình , được đánh giá là quan cai trị giỏi “sĩ phu và nhân dân đều thương yêu “. Năm 1813 , về kinh lĩnh chức Cần chánh điện học sĩ , sung Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc )triều cống. Lúc trở về nước , ông được thăng Hữu tham tri bộ Lễ , thuộc hàng đại thần . Năm1820, Gia Long mất, Minh Mệnh nối ngôi, một lần nữa Nguyễn Du được cất cử làm Chánh sứ sang Yên Kinh (Bắc Kinh ) cầu phong cho vua mới. Chưa kịp lên đường thì ông mất tại kinh đô Huế , hưởng thọ 55 tuổi. Di cốt ông đã được dời về làng cũ Tiên Điền .
Kể lại cuộc đời làm quan của Nguyễn Du , sách Đại Nam chính biên liệt truyện ghi nhận : Nguyễn Du làm việc chăm chỉ , nhưng hay cáo bệnh về nghỉ đến bốn , năm lần . Ông lại rụt rè ít nói nên vua Gia Long đã có lần quở trách : “ Nhà nước dùng người , cứ kẻ hiền tài là dùng , chứ không phân biệt Nam , Bắc . ngươi với ta đã được ơn tri ngộ , làm quan đến bậc Á khanh , biết việc gì thì phải nói , để bày tỏ hết trách nhiệm của mình , sao cứ sợ hãi , rụt rè , chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi ?”. Có thể nói : phần nào Gia Long đã nhìn thấy tâm sự của Nguyễn Du . Không những ông có tài xuất chúng về văn chương , mà ông còn giỏi trị nước an dân , nhưng quả thật ông chỉ làm “cho qua chuyện “ , bởi những năm tháng quan trường của ông chỉ là một chuỗi nỗi u uẩn , day dứt :Bó thân về với triều đình – Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu !- Áo xiêm ràng buộc lấy nhau –Vào luồn ra cúi công hầu mà chi ! “. (Truyện Kiều )
Tuy vậy , đây mới chỉ là một phần – dù rất sâu sắc – tâm sự của Tố Như . Trước khi từ giã cõi đời , Nguyễn Du còn có bao nhiêu điều muốn giãi bày với hậu thế . Hai câu trong bài Độc Tiểu Thanh ký đãbộc lộ điều đó: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như “ (Ba trăm năm nữa ta không biết ,Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?). Đọc phần di sản văn chương của ông , chúng ta còn hiểu thêm ít nhiều tâm sự của nhà thơ .
Sự nghiệp văn chương :
Về thơ chữ Hán có Thanh Hiên thi tập ( 2 tập ), Nam trung tạp ngâm,Bắc hành tạp lục . Cả ba tập có đến ngót 1000 bài ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Đình Chiến
Dung lượng: 117,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)