Tư liệu ngày 22-12

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Diệp | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tư liệu ngày 22-12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930-12/12/1953),
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Triệu Ấu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình có mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt rồi giết. Anh phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau năm năm đi ở, anh trốn về ở với dì và tham gia du kích. Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch.
Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.

 Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân phản kích đợt ba, quân Pháp điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng. Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Anh được kết nạp Đảng tại trận địa.
Sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã đi vào thơ ca. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học. .
Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930-12/12/1953),
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954),
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.Huân chương Quân công hạng Nhì.
Gia đình anh Phan Đình Giót rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Phủ. Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả  bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa  xuống trận địa ta.

 Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn  vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chảy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:"Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả  thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi  trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần. .
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954),
Anh hùng Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924-5/1953)
Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc.
  rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải  thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Anh hùng Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924-5/1953)
Liệt sĩ Hoàng Ngân (1921-1949)
Quê gốc ở Nam Định sinh trong một gia đình tiểu thương Hải Phòng ngày nay). Tên thật là Phạm Thị Vân. Hoàng Ngân lớn lên trong không khí cách mạng sôi sục. Hoàng Ngân hoà mình vào trong phong trào cách mạng của thành phố. Năm 1938, Hoàng Ngân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, khi  mới 17 tuổi. Hoàng Ngân trở thành người cán bộ có tài vận động quần chúng công nhân và nhân dân lao động thành phố Hải Phòng chống  áp bức bóc lột. Là đảng viên trẻ, có bản lĩnh, Hoàng Ngân được phân công đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng.
Năm 1939, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp phong trào cách mạng tại Hải Phòng, Hàng trăm người bị chúng bắt giữ, trong số đó có đồng chí Tô Hiệu, Bí thư Thành uỷ và Hoàng Ngân. Trong nhà giam, Hoàng Ngân tiếp tục động viên mọi người đấu tranh với địch. Sau ba tháng giam giữ, không có chứng cớ gì, chúng phải trả tự do cho chị và những người bị bắt. Rời khỏi trại giam Hoàng Ngân tiếp tục đi hoạt động cách mạng , Trong những năm 1941 1942, Hoàng Ngân làm liên lạc cho đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ.v.v. Tháng 1/1944, Hoàng Ngân dự hội nghị cán bộ ở Hà Đông. Cuộc họp đang tiến hành thì bị địch bao vây.
  Chị giúp các đồng chí mình trốn thoát, còn bản thân bị địch bắt. Chị bị kẻ thù tra tấn dã man chết đi sống lại nhiều lần những chúng không khuất phục nổi khí tiết của người cộng sản. Chúng đành kết án chị Ngân 12 năm tù và giam tại Hoả Lò (Hà Nội). Ở trong tù, Hoàng Ngân vẫn vận động anh chị em tù đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt, chống đàn áp, khủng bố. Những trận đòn dã man của kẻ thù đã làm cho chị mắc chứng đau đầu, nhiều lúc như điên dại.
Năm 1946, Hoàng Ngân được Xứ uỷ cử làm Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc tỉnh Hải Dương. Đầu năm 1947, Hoàng Ngân được bầu vào khu uỷ khu 3, phụ trách công tác dân vận và khu hội phụ nữ. Cuối năm chị được cử làm Bí thư trung ương lâm thời đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam. Những năm 1948 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn quyết liệt, Hoàng Ngân vẫn xông xáo lo toan, cùng các chị lãnh đạo Hội duy trì liên lạc, nắm chắc và đẩy mạnh hoạt động của phong trào phụ nữ kháng chiến.
Do bệnh tật dày vò, ngày 17/7/1949, sau một cơn đau nặng Hoàng Ngân đã qua đời tại chiến khu Việt Bắc khi mới 28 tuổi đời.
Liệt sĩ Hoàng Ngân (1921-1949)
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930)
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (19/5/1952). Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người.
Nguyễn Thị Chiên quê ở Xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
  Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch.
Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh đich trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng.
  Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý.
Ngày 19/5/1952, cô được bầu là chiến sỹ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984.
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930)
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930)
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy phong, 31/8/1955). Huân chương Quân công hạng 2.
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc Kinh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.
Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình cô vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, cô đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc. Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng cô đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần cô cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.


súng.
 Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Cô đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, cô không may bị địch phục kích bắt được.
Từ lâu cô đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích cô . Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, cô cắn răng chịu đựng không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo cô lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết cô. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương. Tại thành phố Hải Dương có một con đường mang tên cô ngay trong trung tâm thành phố bên cạnh những cái tên như Bùi Thị Cúc...

.
Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi (1927-23/4/1951),
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Diệp
Dung lượng: 294,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)