Tư liệu hóa bồi dưỡng hè

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng | Ngày 23/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: tư liệu hóa bồi dưỡng hè thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn tập huấn tại cơ sở :
Bồi dưỡng GV theo đúng chương trình Bộ đã hướng dẫn và nội dung
BD Hè 2011 cấp tỉnh.
2. GV đọc tài liệu, thảo luận có ý kiến, sau khi đọc tài liệu, góp ý, thắc mắc (nếu có)
3. Tăng cướng làm việc cá nhân thảo luận những vấn đề còn vướng mắc, khó trong quá trình giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Thực hiện nghiêm túc nội dung, thời gian bồi dưỡng hè
Lưu ý :
- Cách thức tổ chức bồi dưỡng: thảo luận, phát hiện vướng mắc, tìm ra
nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
- Tăng cường làm việc cá nhân.
- Công tác bồi dưỡng phải lựa chọn, tìm ra những vướng mắc còn khó khăn
để thảo luận, giải quyết dần trong năm học.
- Trong chương trình bồi dưỡng giành 2 tiết để tổng kết lớp:
+ Chỉ ra được một số vướng mắc, thống nhât cách khắc phục.
+ Những kiến nghị về chỉ đạo chuyên môn, tổ chức thực hiện
THỐNG NHẤT
BIÊN SOẠN MA TRẬN, RA ĐỀ KIỂM TRA
MÔN : HÓA HỌC THCS
Thống nhất :
- Ma trận phải được thiết kế theo đúng 7 khâu,trong từng ô trong bảng ma trận phải có nội dung chuẩn ( Có thể trong 1 chuẩn ta có thể ra được nhiều đề kiểm tra hoặc nhiều dạng mức độ.)
- Phải thống kê được số câu hỏi ,số điểm.
- Phải biên soạn sẵn hoặc lấy từ thư viện đề,mở trước khi lập đề kiểm tra.
- Một câu có thể có một chuẩn hoặc 1 cấp độ hay nhiều chuẩn,nhiều cấp độ.
- Từ kiểm tra 45 ph đến KTHK, cấp độ biết giảm dần,cấp độ hiểu, vận dụng tăng.
- Có hai kiểu ma trận:
+ Theo chủ đề (Chương,bài) dùng cho KT 45p
+ Theo chuyên đề (VD: CTCT, Tính chất, điều chế,..) dùng cho KTHK.
- Khi đề kiểm tra có học thuyết chủ đạo(bảng HTTH các NTHH,.. ) Và các chất cụ thể cần có mối liên hệ giữa hai nội dung này.
- Với bài tự luận,vùng khó khăn có thể giảm vận dụng xong cần chú ý rèn kỹ năng viết PTHH và tính toán.
- Tự luận nên có:
+ Sơ đồ chuyển hóa(PTPHH)
+ So sánh, G thích, nhận biết (3-4 chất)
+ Bài tập định lượng
- Ra đề phải kiểm tra được nhiều kiến thức, ra đề mang tính thực tế,đảm bảo thời gian HS làm bài.
- Điểm bài thực hành không quá 2 điểm
- TNKQ không quá 0,5 điểm cho mỗi ý. Phần dẫn phải là mệnh đề dễ hiểu, ngắn gọn, trong sáng, đơn giản.
- Lưu ý :
+ Chuẩn KT – KN là pháp lệnh phải thực hiện.
+ SGK là tài liệu để thực hiện chuẩn.
+ Khâu 3 – số điểm theo số tiết học và lượng KT – KN quan trọng để cho điểm từng chủ đề.
+ Nếu đề kiểm tra vào đầu năm mức độ nhận biết có thể 30-35%, từ bài số 2 trở đi mức độ biết: 30%, mức độ vận dụng: 40% (ít nhất 20%).
+ Người ra ma trận phải khách quan,vô tư (Quyết định ở khâu 6).
+ Ma trận – đề - HD chấm phải khớp nhau).
Lưu ý :
- Nhận biết : 25 - 30%
- Hiểu : 30 – 35 %
- Vận dụng : 20 – 30%
- Vận dụng ở mức độ cao hơn: 10 – 20%
- Không nên sử dụng câu dẫn: tất cà đều đúng hoặc tất cả đều sai.
- Các phương án trả lời nội dung phải nằm trong câu dẫn.
THỐNG NHẤT
ƯD CNTT TRONG DẠY HỌC
1. Xác định CNTT là phương tiện hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học. Hiệu quả của việc ƯDCNTT trong giừo học phụ thuộc vào nội
dung bài học và cách thức sử dụng của GV. khi sử dụng ƯD CNTT GV
cần có sự tính toán 1 cách khoa học phù hợp bài dạy, điều kiện thực tế.
không lạm dụng CNTT gây phản tác dụng.
2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng soạn giảng:
- Đơn giản, rõ ràng.
- Tinh giản và biểu tượng hóa nội dung.
Nhất quán trong thiết kế.
Không đưa nhiều ý tưởng lớn trong 1 slide.
Lựa chọn đồ họa phù hợp để tránh gây sự phân tán của HS
3. Cách thức soạn giáo án đối với những tiết có ƯD CNTT.
Cần tránh nhầm lẫn giữa giáo án điện tử và các bài trình chiếu. Vì vậy
trong quá trình soạn giáo án Gv cần chú ý:
+ Bài trình chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ cho bài giảng.
+ Quy trình thiết kế của giáo án phải được thực hiện nghiêm túc theo các
nội dung đã được thống nhất trong nội dung bồi dưỡng hè.
+ Với các nội dung đã có trong các trang trình chiếu GV không cần soạn
lại mà chỉ cần ghi chú thích và in kèm các nội dung đã có.
+ Hạn chế tối đa việc chuẩn bị đầy đủ các mục nội dung trong trang trình
chiếu, chỉ nên chuẩn bị lên trang trình chiếu những nội dung nào có ƯD
CNTT, phù họp , hiệu quả (có thể không cần chuẩn bị các ND lên trang
trình chiếu mà chỉ cần tập hợp tư liệu vào môt thư mục, khi cần chiếu lên
cho HS quan sát.)
4. Cách thức tổ chức lên lớp đối với những tiết dạy có ƯD CNTT:
- GV phải phối hợp tốt giữa bảng và máy chiếu theo hướng : bảng viết
dùng để ghi hệ thống kiến thức, những nội dung kiến thức quan trọng
của bài học, rèn luyện các kỹ nang của HS.
- Máy chiếu dùng để chiếu tư liệu , rèn kỹ năng của HS (nếu là bảng
tương tác)
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHUẨN KT _ KN
1. Mức độ ưu tiên :
- Chương trình chuẩn KT - KN
- Tài kiệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN
- SGK, SGV, các tài liệu tham khảo khác.
2. Hướng dẫn sửdụng tài liệu chẩn
khi sử dụng tài liệu phần A chuẩn KT - KN , phần B là trọng tâm phải
đạt được , phần C hướng dẫn thực hiện thì Gv phải chọn lọc nội dung
phù hợp với đối lượng HS, vùng miền sao cho phát huy được hết khả
năng nhận thức của từng đối tượng HS.( Phần C – GV linh hoạt để thực
hiện theo điều kiện cụ thể)
b. Tài liệu chuẩn KT – KN là mức độ tối thiểu về KT – KN mà mục tiêu bài
học cần đạt. Nếu trường thuận lợi thì thực hiện cao hơn so với chuẩn
KT – KN nhưng phải đảm bảo đủ KT – KN đã quy định trong tài liệu.
c. Xác định mục tiêu kiến thức cần lưu ý các động từ sao cho phù hợp với đối tượng HS, vùng miền.
- Các động từ tham khảo trong thang bloom và tài liệu chuẩn KT – KN hóa học trang 7, 8 owr phần mức độ kiến thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
- Lưu ý trong tài liệu còn một số động từ định tính:
+ Cấp độ tư duy nhận biết: nắm được, biết được,... nên thay bằng những động từ : tương ứng nêu được, xác định được,gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,..
+ Thông hiểu: các động từ tương ứng: tóm tắt, giải thích, mô tả, phân biệt, trình bày lại, viết lại, chuyển đổi, so sánh (mức độ đơn giản)
+ Vận dụng ở mức độ thấp (thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông thường ): các động từ tương ứng trình bày, tiến hành thí nghiệm, phân loại, thực hiện, giải quyết, tính toán,...
+ Vận dụng ở mức độ cao: HS có thể sr dụng các khái nhiệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới, không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế HS sẽ gặp ngoài môi trường lớp học
THỐNG NHẤT
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Khi soạn giáo án , GV cần xem xét , nghiên cứu chọn lọc những nội dung giáo dục BVMT, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng :
Lồng ghép toàn phần ( nếu bài có nội dung giáo dục môi trường).
Lồng ghép một phần ( trong bài có một mục , một đoạn hay một vài câu có nội dung giáo dục môi trường) .
Liên hệ ( nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ , bổ sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề cập ).
2. Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có . Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tác vừa sức, ở lớp 8 cần liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy ví dụ gần gũi với đời sống của hs và gia đình, làng xóm ở thiên nhiên xunh quanh. ở lớp 9 nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cần đi sâu hơn , tăng dần mức độ phức tạp , làm rõ hơn cơ sở khoa học của môi trường....
3. Định hướng áp dụng các phương pháp , phương tiện dạy học khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả :
+ Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo hợp tác nhóm nhỏ .
+ Sử dụng các phương tiện: - Thí nghiệm theo qui định.
- Hiện đại : Máy tính, máy chiếu ....
+ Gợi ý đánh giá : Liên hệ, kiểm tra miệng , kiểm tra 15 phút..... không nên đưa nhiều câu hỏi , lạm dụng kiến thức ... nên đưa câu hỏi phong phú , đa dạng.
C. Cấu trúc giáo án
I. Mục tiêu.
III. Phương pháp.
Tham khảo mức độ cần đạt của bài trong chương trình Hóa học phổ thông, HD thực hiện chuẩn KT – KN), SGK, SGV.
Phải xác điịnh mục tiêu viết cho ai (HS), không phải GV phải làm gì
VD: (HĐ nhóm, KT khăn trải bàn, KT các mảnh ghép, Nêu vấn đề,…
Kiến thức :
Kỹ năng :
Thái độ :
II. Phương tiện.
1. Giáo viên :
2. Học sinh :
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (tgian)
2. Kiểm tra bài cũ : (Tgian)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Khởi động:
4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá : (Thời gian)

5. Hướng dẫn học tập ở nhà : (Thời gian)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)