Tt30

Chia sẻ bởi Hà Thị Hiền | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: tt30 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Những điểm cần chú ý
khi thực hiện TT30
Nội dung đánh giá học sinh bao gồm:

Đánh giá quá trình học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và
đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

CÁCH ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

I.Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1. Những căn cứ để đưa ra nhận xét: (4 căn cứ)
- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài dạy,
- Căn cứ vào nội dung bài học,
- Căn cứ vào quá trình hoạt động của học sinh.
- Căn cứ vào sản phẩm của học sinh đạt được.
2. Cấu trúc của lời nhận xét:
Cấu trúc đầy đủ của lời nhận xét phải có hai vế:
- Vế 1 là phải đánh giá được HS đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành ND nào (nếu chưa hoàn thành ND nào thì chúng ta phải ghi rõ ND chưa hoàn thành).
- Vế 2 là đưa ra những gợi ý để giúp HS căn cứ vào đó tự mình chỉnh sửa, tự mình vượt qua được khó khăn mình gặp phải.Tuy nhiên đối với lời nhận xét trong tháng thì ko phải chỉ có 2 ý đó mà thêm một chút là đưa ra biện pháp hỗ trợ cho HS đó ở tháng sau để giúp các em khắc phục khó khăn trong tháng vừa rồi còn chưa hoàn thành. Tuy nhiên ko phải bao giờ cũng cần phải có nhận xét đầy đủ cấu trúc.

TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
3. Tiêu chí một lời nhận xét:
- Về ngôn ngữ: phải chính xác, cô đọng, xúc tích (vì gói gọn trong diện tích rất nhỏ). Lời nhận xét đó phải mang tính chất động viên, khích lệ HS, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ của học sinh giúp học sinh tự tin vươn lên trong học tập.
- Về nội dung: Điều quan trọng nhất phải có sự đồng nhất giữa nhận xét, hàng ngày, hàng tuần và nhận xét trong tháng. Bởi vì lời nhận xét hàng ngày, hàng tuần là cơ sở để đưa đến lời nhận xét trong tháng. (Chúng ta ko thể có lời nhận xét hàng ngày, hàng tuần là: “em chưa HT nội dung này, nội dung kia” mà nhận xét trong tháng lại viết: “em đã HT các nội dung bài học trong tháng” được).
- Về hình thức: Có hai hình thức: nhận xét bằng lời nói trực tiếp và nhận xét bằng cách ghi (viết) vào vở, phiếu hoặc sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

*Nhận xét hàng ngày, hàng tuần: Có thể nói ngay với HS trong tình huống cụ thể hoặc ghi vào vở HS, phiếu nhận xét, .. ND là mức độ KTKN đạt được trong bài đó, tuần đó, chỉ rõ tồn tại chưa đạt được chú ý đưa ra biện pháp hỗ trợ. GV thường xuyên theo dõi và có hỗ trợ kịp thời.
*Nhận xét cuối tháng: Bắt buộc phải ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục theo ND chuẩn KTKN của tháng, nội dung ghi khái quát cô đọng. Chú ý đến trường hợp đặc biệt, các mặt mà HS chưa khắc phục được đồng thời đưa biện pháp khắc phục trong thời gian tới (tức là ghi những ND quan trọng nhất, nổi trội hoặc tồn tại nổi cộm mà học sinh chưa hoàn thành được so với mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN. Còn vấn đề nào không cần thiết thì ko ghi nhận xét. Như vậy nhận xét cuối tháng phải khái quát.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
4. Làm thế nào để đưa ra nhận xét?
Để đưa ra một nhận xét, GV cần:
- Xác định mục tiêu của bài học (mục tiêu bài học phải dựa vào ND chuẩn KTKN).
-Trong quá trình giảng day, GVcần thu thập dữ liệu bằng cách: quan sát, theo dõi, trao đổi, phỏng vấn, kiểm tra.
- Căn cứ vào sản phẩm của HS (tức là bài làm của HS sau học, kết quả học của HS, sản phẩm này do nội dung của bài qui định)
- Xác định được nội dung nhận xét (ND nhận xét căn cứ vào ND bài học. Căn cứ vào việc HS làm đến đâu đối chiếu với từng mục tiêu bài học. Cùng một nội dung nhưng có thể HS có sản phẩm khác nhau căn cứ vào SP của HS để đưa ra nhận xét).
*Chú ý: kèm theo mỗi một nhận xét phải có tư vấn hướng dẫn gọi là biện pháp hỗ trợ.







TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
II. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: (Điều 8)
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
III. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: (Điều 9)
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
*Lưu ý: Trong việc đánh giá thường xuyên học sinh không chỉ có GV đánh giá HS mà HS còn đánh giá lẫn nhau (chính là phần học sinh nhận xét bạn), GV chú ý rèn cho học sinh cũng nhận xét bạn theo các nguyên tắc động viên khích lệ, giúp đỡ bạn ….
* Khi ghi nhận xét vào vở hoặc phiếu, để tránh việc tốn nhiều thời gian, tùy thuộc vào đối tượng HS, GV có thể chỉ cần ghi vế thứ hai của lời nhận xét trong cấu trúc vì trong vế đó nhiều khi đã bao hàm cả vế thứ nhất.
.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
Điểm khác nhau giữa ĐGTX và ĐG định kì
Đánh giá thường xuyên
Đánh giá định kì
Cách ĐG
ĐG bằng nhận xét (bằng lời nói, phiếu, NX vào vở)
ĐG các môn học về học tập năng lực, phẩm chất
ĐG trong tiến trình học tập theo mục tiêu bài học, tuần học,..,
Đánh giá bằng bài kiểm tra
Đánh giá các môn học bằng điểm số
Thời gian
Cuối học kì I và cuối năm học
Đối tượng:
GV, HS, KK phụ huynh
Đối tượng: GV,
HT (QL)
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
* Trong từng giờ học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn trong giờ học.
VD: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; HS nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; GV nghe, quan sát học sinh nêu, chỉnh sửa cho HS cách nói phù hợp, ví dụ:
+ Nếu HS chỉ nói “một con chim”, GV chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ...
+ GV có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả lớp khen bạn nào;
+ GV chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môc con chim”)…
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3 theo mẫu; quan sát HS viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn:

+ Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp;

+ Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn;
+ Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé…
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, có thể có nhận xét:
+ Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng);
+ Em viết các số rất đẹp;
+ Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp;
+ Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp…
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, nhận xét:
+ Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn;
+ Em vẽ đúng và đẹp đấy…
- Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen, nhận xét:

Hôm nay cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn.
Có thể nhận xét vào một số vở: em cần viết số đẹp hơn, em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn…
- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ:
+ Bạn làm bài đúng rồi;
+ Bạn đọc số đúng, rõ ràng;
+ Bạn đọc số (5) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “năm”.
+ Bạn viết số rất đẹp;
+ Bạn viết số 5 bị ngược; bạn viết số 5 như thế này này.
+ Bạn còn giữ vở chưa sạch.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
Ví dụ : (Bài 1- Tuần 1- SGK Toán 2-Trang 3)
Ôn tập các số đến 100
1. Nội dung nhận xét:
- Đếm, đọc, viết các số đến 100. Số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
*Khi dạy và cho học sinh làm bài tập kết hợp với việc thu thập dữ liệu của giáo viên, tùy thuộc vào sản phẩm của học sinh có thể đưa ra một số nhận xét sau:
HS1: Làm đúng hoàn toàn
- Biết đếm, đọc, viết (đúng, thành thạo) các số đến 100. Nhận biết chính xác số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
TẬP HUẤN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
HS2: Chưa nhận biết được số liền trước của số 24
- Chưa nhận biết được số liền trước; em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị thì được kết quả là số liền trước. (Hoặc: nếu em viết số liền nhau: 22, 23, 24, 25, 26 thì bên trái số 24 là số 23, số 23 số liền trước của số 24 (23 = 24 - 1).
HS3: Đọc số 21 là “hai mốt”
- Viết đúng số có hai chữ số nhưng đọc số có hai chữ số chưa chính xác. Đối với các số có chữ số hàng chục từ 2 trở lên khi đọc ta thêm chữ “mươi” sau chữ số hàng chuc rồi mới đọc đến chữ số hàng đơn vị (chẳng hạn: 21 đọc là: hai mươi mốt).
HS4: Tìm số nhỏ nhất có một chữ số là 1
- 1 là số có một chữ số rất nhỏ rồi, em thử lấy 1-1 xem bằng bao nhiêu? (0) 0 có nhỏ hơn 1 không? (0 nhỏ hơn 1); 0 -1 có trừ được không? (không trừ được). Như vậy số nhỏ nhất có 1 chữ số là số nào? (số 0).
………………………..
Tuy nhiên trong các trường hợp nhận xét dài ta sẽ nhận xét trực tiếp bằng lời.
Thống nhất cách ghi lời nhận xét:
Số lần nhân xét:
+ Môn AN, MT, K,S, Đ: ghi nhận xét vào vở bộ môn ít nhất ¼ số HS của lớp/ tuần (ở các tiết học bài mới)
+ Môn TA:1/4lớp/tuần (học 2 tiết)
½ lớp/tuần( học 4tiet/tuần)
+ môn T, TV: ½ lớp/tuần
Vở riêng TV, Toán: ¼ lớp/tuần
Vở BT: 1 lần/HS/tuần
Vở hàng ngày: 2 lần/tuần/HS
Phân môn Tập đọc: chủ yếu bằng lời trực tiếp
GVCN: 100% HS đánh giá theo 3 nội dung
GVBM:Ghi NXTX ít nhất 2 lần/ kì, 4 lần/năm
Cách ghi:
- HS hoàn thành: ghi lời động viên khichhs lệ để HS tiếp tục đật KQ cao hơn.
- HSCHT: Ghi biện pháp khác phục (đã bao hàm cả lỗi và phần chưa đạt)
- HS thường xuyên KHT: Ghi theo tuần vào vở gửi về gia đình.
- Lời NX ghi cuối bài làm ở vở bằng mực đỏ, chữ viết chuẩn mực.
- Ghi NX trong sổ theo dõi cần khái quát nhất.
- HS nghỉ học ghi vào phần NX phẩm chất hàng tháng P, K
Tổng hợp số ngày nghỉ cả năm ở trên.
- Chiều cao, cân nặng, SK: T9, cuối năm
Sửa lỗi sai tại chỗ-> đóng dấu góc phải
Chúc các thầy, cô
thực hiện tốt các yêu cầu của Thông tư 30
trong năm học 2014 - 2015
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Hiền
Dung lượng: 1,31MB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)