TS10 chuyên Long An 2016-2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nhân |
Ngày 15/10/2018 |
87
Chia sẻ tài liệu: TS10 chuyên Long An 2016-2017 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT LONG AN
----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm).
1.1. (1,0 điểm)
Ở lúa, gen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen d quy định thân thấp. Gen T quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với gen t quy định hạt chín muộn. Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Không cần viết sơ đồ lai minh hoạ, hãy tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 cặp tính trạng theo tỉ lệ kiểu hình:
1:1:1:1.
9:3:3:1.
1.2. (1,0 điểm)
Mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe. Hãy xác định:
Số kiểu gen ở F1.
Số kiểu hình ở F1.
Số loại biến dị tổ hợp xuất hiện ở F1.
Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. (1,0 điểm)
Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên dưới.
Cho biết hình vẽ này chỉ cho thấy tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật kia là bao nhiêu? Giải thích.
Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào.
2.2. (1,0 điểm)
a. Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit có vai trò như thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?
b. Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các nuclêôtit tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối quá trình đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không. Mạch thứ nhất chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 600T và 150X, mạch thứ 2 chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 450T và 300X. Hãy xác định:
- Số lần nhân đôi của đoạn ADN trên.
- Số nuclêôtit mỗi loại trong đoạn ADN ban đầu.
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm)
Quan sát tiêu bản một tế bào, người ta thấy tế bào này mang bộ nhiễm sắc thể bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất, người ta chỉ quan sát nhiễm sắc thể số 3 và thấy có 3 chiếc.
a. Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên.
b. Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể lưỡng bội.
3.2. (1.0 điểm)
Một gen có chiều dài 5100 A0. Trên mạch 2 của gen có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit loại T. Đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit xảy ra không làm thay đổi tổng số nuclêôtit của gen và dẫn đến số liên kết hiđrô sau đột biến là 3600 liên kết.
a. Xác định dạng đột biến.
b. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại.
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. (1,0 điểm)
Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
4.2. (1,0 điểm)
a. Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hoá giống, trong khi ở các cây tự thụ phấn khá nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến thoái hoá giống?
b. Cho thế hệ P0 có 4 cây, trong đó 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây có kiểu gen Aa, 1 cây có kiểu gen aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. (1,0 điểm).
a. Các sinh vật trong cùng một loài cạnh tranh nhau trong điều kiện nào?
b. Trong thực tiễn sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm).
1.1. (1,0 điểm)
Ở lúa, gen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen d quy định thân thấp. Gen T quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với gen t quy định hạt chín muộn. Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Không cần viết sơ đồ lai minh hoạ, hãy tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 cặp tính trạng theo tỉ lệ kiểu hình:
1:1:1:1.
9:3:3:1.
1.2. (1,0 điểm)
Mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe. Hãy xác định:
Số kiểu gen ở F1.
Số kiểu hình ở F1.
Số loại biến dị tổ hợp xuất hiện ở F1.
Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. (1,0 điểm)
Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên dưới.
Cho biết hình vẽ này chỉ cho thấy tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật kia là bao nhiêu? Giải thích.
Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào.
2.2. (1,0 điểm)
a. Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit có vai trò như thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?
b. Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các nuclêôtit tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối quá trình đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không. Mạch thứ nhất chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 600T và 150X, mạch thứ 2 chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 450T và 300X. Hãy xác định:
- Số lần nhân đôi của đoạn ADN trên.
- Số nuclêôtit mỗi loại trong đoạn ADN ban đầu.
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm)
Quan sát tiêu bản một tế bào, người ta thấy tế bào này mang bộ nhiễm sắc thể bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất, người ta chỉ quan sát nhiễm sắc thể số 3 và thấy có 3 chiếc.
a. Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên.
b. Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể lưỡng bội.
3.2. (1.0 điểm)
Một gen có chiều dài 5100 A0. Trên mạch 2 của gen có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit loại T. Đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit xảy ra không làm thay đổi tổng số nuclêôtit của gen và dẫn đến số liên kết hiđrô sau đột biến là 3600 liên kết.
a. Xác định dạng đột biến.
b. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại.
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. (1,0 điểm)
Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
4.2. (1,0 điểm)
a. Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hoá giống, trong khi ở các cây tự thụ phấn khá nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến thoái hoá giống?
b. Cho thế hệ P0 có 4 cây, trong đó 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây có kiểu gen Aa, 1 cây có kiểu gen aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. (1,0 điểm).
a. Các sinh vật trong cùng một loài cạnh tranh nhau trong điều kiện nào?
b. Trong thực tiễn sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nhân
Dung lượng: 324,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)