Truyện Tuổi thơ im lặng
Chia sẻ bởi Hoàng Mai Trang |
Ngày 12/10/2018 |
88
Chia sẻ tài liệu: truyện Tuổi thơ im lặng thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TUỔI THƠ IM LẶNG
(Duy Khán)
Lời tác giả
Kính tặng quê hương. Tặng các con và các bạn nhỏ. Tặng những người đã từng nghèo khổ. NÓI VỚI CÁC CON TÔI ĐÂY VỀ CUỐN SÁCH NÀY Khánh, Khoa và Khải! Năm nay là năm 1977. Bố bốn mươi mốt tuổi. Khánh mười lăm, Khoa mười ba. Còn Khải mới lên một. Nhìn vào khoảng cách tuổi các con cũng biết được sự biến đổi của đất nước, của đời bố mẹ trong những ngày qua. Trải ba mươi năm chiến tranh, nay đất nước vẹn tròn. Vào một đêm, rồi hai đêm, rồi ba đêm dưới ánh điện vàng vọt,bố có thì giờ ngồi kể chuyện. Nhưng một điều bố thấy: khi nghe đến chuyện tuổi thơ của bố thì Khánh chớp chớp mắt, rồi mắt đỏ lên; đang nói nhiều, trở thành im lặng, đang nghịch ngợm rong chơi trở thành hiền hậu chuyên cần; bài tập nham nhở trở thành chỉn chu; đang ăn mặc lôi thôi diêm dúa trở thành gọn gàng, giản dị... Còn Khoa, vốn đã học giỏi, nết tốt, khi nghe chuyện, đã im lặng lại im lặng hơn, miệng cắn móng tay, đôi mắt to hơi lồi nhìn chằm chằm vào khoảng không. Khoa ít nói, không nói dối, vùi đầu vào bài vở, xem sách và khi nói thì hùng hồn, khúc triết, hấp dẫn, trong sáng. Còn Khải, nằm ngửa, miệng nhoẻn, chân đập xuống giường bành bạch, chả hiểu cậu ta có thích những chuyện này không? Chắc khi biết nghe chuyện, nó sẽ thích cũng nên. Bố được đẻ ra ở một xóm nghèo, trong làng trại trương Bắc Ninh. Nơi ấy các con thường gọi là quê nội. Các con sinh ra trong một thành phố lao động. Ấy thế mà vì sao các con lại đồng cảm đến mức vậy? Ví thử các con được sinh ra ở những làng quê lam lũ thì sao? Các con giục bố viết ra, viết nhanh để các con đọc lại nhiều lần. Chao ơi! Các con của bố. Một yêu cầu chính đáng và da diết. Trong khi một số nhà văn, nhà thơ ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi bố ở, người ta sáng tác bằng máy rào rào. Bố đang viết dở cuốn sách về biển là một yêu cầu trong kế hoạch cũng không kém phần xúc động. Nhưng hễ hở giờ ra là bố nghĩ đến viết cho các con. Khi đặt bút thì bị lôi cuốn ngay. rưng rưng. Thế ra “đứa con ngoài kế hoạch” lại có thể, rất có thể thông minh, tài giỏi lớn lao hơn đứa con nằm trong kế hoạch, được đón đỡ, được nuôi nấng hậu hĩ? Bố viết. Bố viết cho các con. Bố thương cuốn sách này lắm. Tuổi thơ trong tập sách này tính từ bao giờ? Bố tính theo lối tính của bố: từ khi biết nhận thức cho đến tuổi mười lăm. Tuổi mười lăm đúng bằng tuổi Khánh. Nhưng đẹp đẽ thay, cũng đúng là tuổi bố ra khỏi làng, đi xa, đi xa. Đi diệt quân thù, trong tay có súng. Những chuyện trong cuốn sách này từ tuổi mười lăm của bố trở về trước. Bố sống trong truyện. Truyện trong một vùng bố ở mười lăm năm. Tất cả là người còn. người mất, cảnh còn, cảnh mất. Mỗi cảnh, mỗi người khoác vào tên mình một tên cúng cơm, tên tục, tên thật. Truyện không hề hư cấu, bịa đặt. Những chuyện này bố nhớ và mang theo trong trí, nó từng đốt cháy tấm lòng suốt chặng đường bốn mươi mốt tuổi và hai mươi bảy năm cầm súng, làm Người đến suốt mai sau. Hà Nội, tháng 11 năm 1977. 1. Thế đất Đứng ở chỏm núi cao nhất nhìn xuống: núi hoàn toàn là một con rồng. Gọi chung là núi Dạm. Làng tôi ở giữa núi nên gọi là Sơn Trung hay Dạm Giữa. Tên “Dạm” hình như thuộc về tình yêu. Quay mặt về hướng đông thị xã Lãm Dương bám vào các “chân rồng” bên trái, thoai thoải. Xã Sơn Trung bám vào bên phải. Chỏm núi cao nhất, chả biết bao nhiêu thước, nhưng cao lắm. Tôi lên đến đỉnh rồi quay về mất một buổi sáng, mệt thừ. Dân làng, có người suốt đời chưa đặt chân đến đó. Ở làng, nhìn người trên ấy chỉ bằng cái tăm nhòe. Núi trọc. Đỉnh đầu rồng này có một phiến đá vuông vuông, nhẵn lì, bằng tấm phản hai người nằm. Dân làng bảo đấy là “bàn cờ tiên”. Mỗi tháng, cứ đêm rằm, khi trăng lên đỉnh núi, thì có tám cô tiên bay xuống đánh cờ. Canh năm, gà gáy tiếng thứ nhất, trăng gác non Đoài, tám cô tiên bay về giời.
(Duy Khán)
Lời tác giả
Kính tặng quê hương. Tặng các con và các bạn nhỏ. Tặng những người đã từng nghèo khổ. NÓI VỚI CÁC CON TÔI ĐÂY VỀ CUỐN SÁCH NÀY Khánh, Khoa và Khải! Năm nay là năm 1977. Bố bốn mươi mốt tuổi. Khánh mười lăm, Khoa mười ba. Còn Khải mới lên một. Nhìn vào khoảng cách tuổi các con cũng biết được sự biến đổi của đất nước, của đời bố mẹ trong những ngày qua. Trải ba mươi năm chiến tranh, nay đất nước vẹn tròn. Vào một đêm, rồi hai đêm, rồi ba đêm dưới ánh điện vàng vọt,bố có thì giờ ngồi kể chuyện. Nhưng một điều bố thấy: khi nghe đến chuyện tuổi thơ của bố thì Khánh chớp chớp mắt, rồi mắt đỏ lên; đang nói nhiều, trở thành im lặng, đang nghịch ngợm rong chơi trở thành hiền hậu chuyên cần; bài tập nham nhở trở thành chỉn chu; đang ăn mặc lôi thôi diêm dúa trở thành gọn gàng, giản dị... Còn Khoa, vốn đã học giỏi, nết tốt, khi nghe chuyện, đã im lặng lại im lặng hơn, miệng cắn móng tay, đôi mắt to hơi lồi nhìn chằm chằm vào khoảng không. Khoa ít nói, không nói dối, vùi đầu vào bài vở, xem sách và khi nói thì hùng hồn, khúc triết, hấp dẫn, trong sáng. Còn Khải, nằm ngửa, miệng nhoẻn, chân đập xuống giường bành bạch, chả hiểu cậu ta có thích những chuyện này không? Chắc khi biết nghe chuyện, nó sẽ thích cũng nên. Bố được đẻ ra ở một xóm nghèo, trong làng trại trương Bắc Ninh. Nơi ấy các con thường gọi là quê nội. Các con sinh ra trong một thành phố lao động. Ấy thế mà vì sao các con lại đồng cảm đến mức vậy? Ví thử các con được sinh ra ở những làng quê lam lũ thì sao? Các con giục bố viết ra, viết nhanh để các con đọc lại nhiều lần. Chao ơi! Các con của bố. Một yêu cầu chính đáng và da diết. Trong khi một số nhà văn, nhà thơ ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi bố ở, người ta sáng tác bằng máy rào rào. Bố đang viết dở cuốn sách về biển là một yêu cầu trong kế hoạch cũng không kém phần xúc động. Nhưng hễ hở giờ ra là bố nghĩ đến viết cho các con. Khi đặt bút thì bị lôi cuốn ngay. rưng rưng. Thế ra “đứa con ngoài kế hoạch” lại có thể, rất có thể thông minh, tài giỏi lớn lao hơn đứa con nằm trong kế hoạch, được đón đỡ, được nuôi nấng hậu hĩ? Bố viết. Bố viết cho các con. Bố thương cuốn sách này lắm. Tuổi thơ trong tập sách này tính từ bao giờ? Bố tính theo lối tính của bố: từ khi biết nhận thức cho đến tuổi mười lăm. Tuổi mười lăm đúng bằng tuổi Khánh. Nhưng đẹp đẽ thay, cũng đúng là tuổi bố ra khỏi làng, đi xa, đi xa. Đi diệt quân thù, trong tay có súng. Những chuyện trong cuốn sách này từ tuổi mười lăm của bố trở về trước. Bố sống trong truyện. Truyện trong một vùng bố ở mười lăm năm. Tất cả là người còn. người mất, cảnh còn, cảnh mất. Mỗi cảnh, mỗi người khoác vào tên mình một tên cúng cơm, tên tục, tên thật. Truyện không hề hư cấu, bịa đặt. Những chuyện này bố nhớ và mang theo trong trí, nó từng đốt cháy tấm lòng suốt chặng đường bốn mươi mốt tuổi và hai mươi bảy năm cầm súng, làm Người đến suốt mai sau. Hà Nội, tháng 11 năm 1977. 1. Thế đất Đứng ở chỏm núi cao nhất nhìn xuống: núi hoàn toàn là một con rồng. Gọi chung là núi Dạm. Làng tôi ở giữa núi nên gọi là Sơn Trung hay Dạm Giữa. Tên “Dạm” hình như thuộc về tình yêu. Quay mặt về hướng đông thị xã Lãm Dương bám vào các “chân rồng” bên trái, thoai thoải. Xã Sơn Trung bám vào bên phải. Chỏm núi cao nhất, chả biết bao nhiêu thước, nhưng cao lắm. Tôi lên đến đỉnh rồi quay về mất một buổi sáng, mệt thừ. Dân làng, có người suốt đời chưa đặt chân đến đó. Ở làng, nhìn người trên ấy chỉ bằng cái tăm nhòe. Núi trọc. Đỉnh đầu rồng này có một phiến đá vuông vuông, nhẵn lì, bằng tấm phản hai người nằm. Dân làng bảo đấy là “bàn cờ tiên”. Mỗi tháng, cứ đêm rằm, khi trăng lên đỉnh núi, thì có tám cô tiên bay xuống đánh cờ. Canh năm, gà gáy tiếng thứ nhất, trăng gác non Đoài, tám cô tiên bay về giời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Mai Trang
Dung lượng: 365,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)