Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Thiên Vỹ Huy |
Ngày 12/10/2018 |
148
Chia sẻ tài liệu: Truyện Kiều thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Những ý kiến, những lời thơ hay và đẹp nói về "Truyện Kiều"
1… "Tố Hữu tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thi tài nào có cái bút lực ấy..." (Mộng Liên Đường)
2... "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang..." (Phạm Quí Thích)
"Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước,
Lòng trinh không thẹn với Kim Lang"
(Nguyễn Quảng Tuân dịch)
3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình.
Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa.
Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở
Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh.
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khi nước mất
Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.
Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy toả bay hương...
("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên)
4... Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều...
("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu).
5... Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay,
Khúc vui xin lại so đây cùng Người!
("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu)
TRAO DUYÊN
Xuất xứ: Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 732 đến câu 756 trong Truyện Kiều, khởi đầu bi kịch cho quãng đời 15 năm trời lưu lạc của Thuý Kiều.
Đại ý: Kiều trao duyên cho Thuý Vân, gửi lại em gái những kỉ vật của mối tình chung. Nàng đau khổ khóc than cho mối tình đầu tan vỡ, cay đắng cảm thấy mình là con người phụ bạc.
Phân tích:
1. Kiều cầu khẩn, van lạy em gái, cậy nhờ em gái "chịu lời", nhận lời chịu uỷ thác một việc hệ trọng. Em gái đã trở thành ân nhân của chị gái. Kiều đã lấy "lễ" đối xử với em: "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". "Lạy rồi sẽ thưa" - cử chỉ trang trọng, trang nghiêm.
Kiều thổ lộ với em mối tình đẹp với chàng Kim: "Chén thề": chén rượu hai người cùng uống dưới trăng đêm tình tự thề nguyền: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". "Quạt ước": chiếc quạt mà Thuý Kiều đã tặng Kim Trọng. Đó là một mối tình đã thề nguyền thuỷ chung và đẹp.
Trước gia biến "sóng gió bất kỳ", giữa tình và hiếu "khôn lẽ hai bề vẹn hai". Chị phải đặt chữ hiếu lên chữ tình. Chị phải trao duyên cho em bởi lẽ em là "tình máu mủ" của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc:
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non".
"Lời nước non" là lời thề chỉ non thề biển; son sắc thuỷ chung. "Thay lời nước non" nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng.
Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý..., tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời Kiều trước lúc ra đi:
"Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.
Trót lời nặng với lang quân,
Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.
Gọi là trả chút nghĩa người
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên..."
Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "nghĩa" với chàng Kim, "cậy em"... "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "thịt nát xương mòn..." vẫn thơm lây về nghĩa cử chỉ của em.
2. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi Kiều nói:
"Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung."
Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này của chung?" Đó là quy luật của tình yêu, là
1… "Tố Hữu tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thi tài nào có cái bút lực ấy..." (Mộng Liên Đường)
2... "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang..." (Phạm Quí Thích)
"Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước,
Lòng trinh không thẹn với Kim Lang"
(Nguyễn Quảng Tuân dịch)
3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình.
Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa.
Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở
Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh.
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khi nước mất
Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.
Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy toả bay hương...
("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên)
4... Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều...
("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu).
5... Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay,
Khúc vui xin lại so đây cùng Người!
("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu)
TRAO DUYÊN
Xuất xứ: Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 732 đến câu 756 trong Truyện Kiều, khởi đầu bi kịch cho quãng đời 15 năm trời lưu lạc của Thuý Kiều.
Đại ý: Kiều trao duyên cho Thuý Vân, gửi lại em gái những kỉ vật của mối tình chung. Nàng đau khổ khóc than cho mối tình đầu tan vỡ, cay đắng cảm thấy mình là con người phụ bạc.
Phân tích:
1. Kiều cầu khẩn, van lạy em gái, cậy nhờ em gái "chịu lời", nhận lời chịu uỷ thác một việc hệ trọng. Em gái đã trở thành ân nhân của chị gái. Kiều đã lấy "lễ" đối xử với em: "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". "Lạy rồi sẽ thưa" - cử chỉ trang trọng, trang nghiêm.
Kiều thổ lộ với em mối tình đẹp với chàng Kim: "Chén thề": chén rượu hai người cùng uống dưới trăng đêm tình tự thề nguyền: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". "Quạt ước": chiếc quạt mà Thuý Kiều đã tặng Kim Trọng. Đó là một mối tình đã thề nguyền thuỷ chung và đẹp.
Trước gia biến "sóng gió bất kỳ", giữa tình và hiếu "khôn lẽ hai bề vẹn hai". Chị phải đặt chữ hiếu lên chữ tình. Chị phải trao duyên cho em bởi lẽ em là "tình máu mủ" của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc:
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non".
"Lời nước non" là lời thề chỉ non thề biển; son sắc thuỷ chung. "Thay lời nước non" nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng.
Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý..., tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời Kiều trước lúc ra đi:
"Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.
Trót lời nặng với lang quân,
Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.
Gọi là trả chút nghĩa người
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên..."
Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "nghĩa" với chàng Kim, "cậy em"... "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "thịt nát xương mòn..." vẫn thơm lây về nghĩa cử chỉ của em.
2. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi Kiều nói:
"Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung."
Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này của chung?" Đó là quy luật của tình yêu, là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiên Vỹ Huy
Dung lượng: 124,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)